1. Tòa nhà Keangnam
Toà nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower cao 72 tầng được biết đến là tòa nhà hiện đại cao nhất Việt Nam và đứng thứ 5 thế giới về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ. Vào năm 2008, bắt đúng đỉnh của cơn sốt bất động sản Việt Nam, giá căn hộ tại đây được rao bán ở mức cao kỷ lục khoảng 3.000 USD/m2, đẩy giá căn hộ lên tới 7-8 tỷ đồng/căn. Chính vì vậy, tòa nhà 72 tầng được xếp vào hàng hiện đại nhất Thủ đô. Tuy nhiên, sau mỗi trận mưa kéo dài, tòa nhà 72 tầng này thường xuyên bị bao quanh bởi nước. Ảnh: Zing.Khu chung cư này nằm trên đường Phạm Hùng gần khu rẽ vào Mễ Trì, là điểm ngập quen thuộc của Thủ đô mỗi khi mùa mưa tới. Ảnh: Zing.Đoạn đường nằm sát khu chung cư này có thời điểm chìm trong biển nước với độ ngập sâu hơn 60cm, chỗ trũng nhất nước dâng cao khoảng 80 cm. Hình ảnh được Zing ghi nhận trên đường Dương Đình Nghệ lúc 8h30 sáng 25/5/2016. Ảnh: Zing.Trước đó, vào đầu tháng 8/2013, tòa nhà Keangnam từng bị cô lập giữa "sông Hà Nội" sau trận mưa kéo dài trong 2-3 ngày. Ảnh: Vietnamnet.Khu chung cư cao cấp ở Hà Nội bị ngập hết đường vào, chia cắt với bên ngoài trong nhiều giờ đồng hồ. Ảnh: Vietnamnet. 2. Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông)
Khu đô thị Dương Nội là một trong những "điểm nóng" về ngập lụt mỗi khi mùa mưa về. Khi bị ngập nước khu vực này nước rút chậm thậm chí 3, 4 ngày sau nước mới rút hết. Ảnh: Internet.Sau mỗi trận mưa, ban quản lý tòa nhà phải bố trí xe tải, xe ba gác chở người dân và phương tiện ra đường lớn để vào trung tâm thành phố. Theo dự báo, tình hình chưa được cải thiện nhiều trong mùa mưa bão năm nay. Ảnh: Lao động Thủ đô.Trước đó vào tháng 5/2016, chung cư này cũng đã từng bị nước lũ tràn vào tầng hầm để xe khiến hàng loạt xe "bơi" trong nước. Ảnh: ANTĐ.Chưa kể, trước đó, từ đầu năm 2016, tòa nhà này nhiều lần bị nước lũ bao vây, đợt lâu nhất cũng đến 3-4 ngày. Hồi tháng 5/2016, nước tràn vào tầng hầm của tòa nhà khiến thang máy ngừng hoạt động.Điều này khiến người dân khu đô thị này luôn lo lắng mỗi khi mùa mưa bão đến. Ảnh: ANTĐ. 3. Khu đô thị Resco (Cổ Nhuế - Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Cũng trong trận mưa ngày 25/5/2016 người dân ở khu đô thị Resco phải khóc dở, mếu dở vì cả khu bị ngập úng, cô lập với bên ngoài, việc đi lại hết sức khó khăn. Ảnh: Dân Việt.Người dân phải sử dụng máy xúc, xe tải quân sự để có thể di chuyển qua chỗ ngập. Ảnh: Giao thông.Khoảng chục người một lượt vận chuyển qua chỗ ngập để có thể "thoát thân". Ảnh: Dân Việt.Nguyên nhân được cho là khu vực này thấp hơn hẳn nửa mét so với mặt đường Phạm Văn Đồng... Ảnh: Dân Việt.... nên khi mưa nước đọng lại không thoát được gây ra tình trạng ngập úng. Ảnh: Dân Việt. 4. Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông)
Sau trận mưa lớn đêm 24 rạng sáng 25/5/2016 người dân khu đô thị Văn Phú bất ngờ khi thấy nước ngập sâu, có nơi tới 60 cm. Ảnh: Lao động.Giao thông quanh khu vực tê liệt hoàn toàn. Các con đường nội bộ trong khu đô thị cũng ngập sâu không thể đi lại bằng xe máy. Ảnh: Lao động.Mặc dù là khu đô thị mới nhưng hễ trời mưa to là Văn Phú lại biến thành "sông". Tình hình này được dự báo nguy cơ lặp lại trong mùa mưa bão năm nay. Ảnh: Lao động.
1. Tòa nhà Keangnam
Toà nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower cao 72 tầng được biết đến là tòa nhà hiện đại cao nhất Việt Nam và đứng thứ 5 thế giới về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ. Vào năm 2008, bắt đúng đỉnh của cơn sốt bất động sản Việt Nam, giá căn hộ tại đây được rao bán ở mức cao kỷ lục khoảng 3.000 USD/m2, đẩy giá căn hộ lên tới 7-8 tỷ đồng/căn. Chính vì vậy, tòa nhà 72 tầng được xếp vào hàng hiện đại nhất Thủ đô. Tuy nhiên, sau mỗi trận mưa kéo dài, tòa nhà 72 tầng này thường xuyên bị bao quanh bởi nước. Ảnh: Zing.
Khu chung cư này nằm trên đường Phạm Hùng gần khu rẽ vào Mễ Trì, là điểm ngập quen thuộc của Thủ đô mỗi khi mùa mưa tới. Ảnh: Zing.
Đoạn đường nằm sát khu chung cư này có thời điểm chìm trong biển nước với độ ngập sâu hơn 60cm, chỗ trũng nhất nước dâng cao khoảng 80 cm. Hình ảnh được Zing ghi nhận trên đường Dương Đình Nghệ lúc 8h30 sáng 25/5/2016. Ảnh: Zing.
Trước đó, vào đầu tháng 8/2013, tòa nhà Keangnam từng bị cô lập giữa "sông Hà Nội" sau trận mưa kéo dài trong 2-3 ngày. Ảnh: Vietnamnet.
Khu chung cư cao cấp ở Hà Nội bị ngập hết đường vào, chia cắt với bên ngoài trong nhiều giờ đồng hồ. Ảnh: Vietnamnet.
2. Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông)
Khu đô thị Dương Nội là một trong những "điểm nóng" về ngập lụt mỗi khi mùa mưa về. Khi bị ngập nước khu vực này nước rút chậm thậm chí 3, 4 ngày sau nước mới rút hết. Ảnh: Internet.
Sau mỗi trận mưa, ban quản lý tòa nhà phải bố trí xe tải, xe ba gác chở người dân và phương tiện ra đường lớn để vào trung tâm thành phố. Theo dự báo, tình hình chưa được cải thiện nhiều trong mùa mưa bão năm nay. Ảnh: Lao động Thủ đô.
Trước đó vào tháng 5/2016, chung cư này cũng đã từng bị nước lũ tràn vào tầng hầm để xe khiến hàng loạt xe "bơi" trong nước. Ảnh: ANTĐ.
Chưa kể, trước đó, từ đầu năm 2016, tòa nhà này nhiều lần bị nước lũ bao vây, đợt lâu nhất cũng đến 3-4 ngày. Hồi tháng 5/2016, nước tràn vào tầng hầm của tòa nhà khiến thang máy ngừng hoạt động.
Điều này khiến người dân khu đô thị này luôn lo lắng mỗi khi mùa mưa bão đến. Ảnh: ANTĐ.
3. Khu đô thị Resco (Cổ Nhuế - Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Cũng trong trận mưa ngày 25/5/2016 người dân ở khu đô thị Resco phải khóc dở, mếu dở vì cả khu bị ngập úng, cô lập với bên ngoài, việc đi lại hết sức khó khăn. Ảnh: Dân Việt.
Người dân phải sử dụng máy xúc, xe tải quân sự để có thể di chuyển qua chỗ ngập. Ảnh: Giao thông.
Khoảng chục người một lượt vận chuyển qua chỗ ngập để có thể "thoát thân". Ảnh: Dân Việt.
Nguyên nhân được cho là khu vực này thấp hơn hẳn nửa mét so với mặt đường Phạm Văn Đồng... Ảnh: Dân Việt.
... nên khi mưa nước đọng lại không thoát được gây ra tình trạng ngập úng. Ảnh: Dân Việt.
4. Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông)
Sau trận mưa lớn đêm 24 rạng sáng 25/5/2016 người dân khu đô thị Văn Phú bất ngờ khi thấy nước ngập sâu, có nơi tới 60 cm. Ảnh: Lao động.
Giao thông quanh khu vực tê liệt hoàn toàn. Các con đường nội bộ trong khu đô thị cũng ngập sâu không thể đi lại bằng xe máy. Ảnh: Lao động.
Mặc dù là khu đô thị mới nhưng hễ trời mưa to là Văn Phú lại biến thành "sông". Tình hình này được dự báo nguy cơ lặp lại trong mùa mưa bão năm nay. Ảnh: Lao động.