Nổi bật giữa nhiều công trình bê tông, cốt thép trên phố Trúc Khê (Hà Nội), một ngôi nhà đá ong độc lạ trở thành một điểm nhấn thu hút sự chú ý của người đi đường. Theo tìm hiểu, ngôi nhà được cải tạo từ một phần của công trình cũ xây dựng từ những năm 80. Sau khi cải tạo, nhà đá ong trở thành một nhà hàng thực phẩm chay.Điều đầu tiên khiến mọi người chú ý chính là vật liệu được các kiến trúc sư lựa chọn cho công trình: đó là đá ong. Từ tường nhà cho đến hàng rào, cổng... đều được làm từ vật liệu xây dựng truyền thống này.Trong xây dựng, đá ong khá được ưa chuộng vì có một đặc điểm nổi trội là hấp thụ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh. Thế nên, công trình sử dụng vật liệu đá ong mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.Thay vì thiết kế các mảng tường hoàn toàn bằng đá ong, các kiến trúc sư đã đưa thêm các ô cửa kính, điều này khiến ranh giới giữa không gian bên trong và bên ngoài công trình, giữa bên trên mái và dưới mặt đất dường như bị xóa nhòa. Tính hiện đại và truyền thống hài hòa trong trong thiết kế. Các ô kính cũng giúp lấy sáng tự nhiên cho không gian bên trong nhà.Lối vào ngôi nhà đá ong khá lạ mắt, với cổng vòm thường thấy trong nhà truyền thống xưa.Khoảng sân nhỏ rợp bóng cây xanh.Tiểu cảnh hồ nước giúp không gian sân vườn thêm đẹp mắt. Trong phong thủy, nước chiếm một vị trí rất quan trọng vì nước là nơi tích tụ khí tốt, tượng trưng cho sự thịnh vượng của gia chủ.Ánh sáng tự nhiên tràn ngập ngôi nhà nhờ hệ cửa kính.Khoảng không gian bên trong đều được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên.Các mảng tường gạch lỗ không trát, sơn trắng đơn giản, sinh động, toát lên vẻ nhẹ nhàng, tinh tế.Tiểu cảnh cây xanh, tượng phật bên trong nhà là điểm nhấn tĩnh lặng, đậm chất thiền.Đây cũng là nơi được lấy sáng nhờ hệ kính lắp trên trần.Vật liệu đá ong xuất hiện xuyên suốt trong nhiều hạng mục thiết kế ngôi nhà.Tầng hai của căn nhà cũng chú trọng việc lấy sáng tự nhiên qua các hệ cửa kính.Các khoảng không gian được ngăn chia mờ.Hành lang tầng 2 với tông trắng chủ đạo. Lối đi được rải sỏi, vật liệu trang trí bằng mây tre, mang nét truyền thống và tinh thần "thiền", "tịnh" của gia chủ.Ánh sáng của hành lang được lấy qua hệ cửa kính trên mái.
Nổi bật giữa nhiều công trình bê tông, cốt thép trên phố Trúc Khê (Hà Nội), một ngôi nhà đá ong độc lạ trở thành một điểm nhấn thu hút sự chú ý của người đi đường. Theo tìm hiểu, ngôi nhà được cải tạo từ một phần của công trình cũ xây dựng từ những năm 80. Sau khi cải tạo, nhà đá ong trở thành một nhà hàng thực phẩm chay.
Điều đầu tiên khiến mọi người chú ý chính là vật liệu được các kiến trúc sư lựa chọn cho công trình: đó là đá ong. Từ tường nhà cho đến hàng rào, cổng... đều được làm từ vật liệu xây dựng truyền thống này.
Trong xây dựng, đá ong khá được ưa chuộng vì có một đặc điểm nổi trội là hấp thụ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh. Thế nên, công trình sử dụng vật liệu đá ong mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Thay vì thiết kế các mảng tường hoàn toàn bằng đá ong, các kiến trúc sư đã đưa thêm các ô cửa kính, điều này khiến ranh giới giữa không gian bên trong và bên ngoài công trình, giữa bên trên mái và dưới mặt đất dường như bị xóa nhòa. Tính hiện đại và truyền thống hài hòa trong trong thiết kế. Các ô kính cũng giúp lấy sáng tự nhiên cho không gian bên trong nhà.
Lối vào ngôi nhà đá ong khá lạ mắt, với cổng vòm thường thấy trong nhà truyền thống xưa.
Khoảng sân nhỏ rợp bóng cây xanh.
Tiểu cảnh hồ nước giúp không gian sân vườn thêm đẹp mắt. Trong phong thủy, nước chiếm một vị trí rất quan trọng vì nước là nơi tích tụ khí tốt, tượng trưng cho sự thịnh vượng của gia chủ.
Ánh sáng tự nhiên tràn ngập ngôi nhà nhờ hệ cửa kính.
Khoảng không gian bên trong đều được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên.
Các mảng tường gạch lỗ không trát, sơn trắng đơn giản, sinh động, toát lên vẻ nhẹ nhàng, tinh tế.
Tiểu cảnh cây xanh, tượng phật bên trong nhà là điểm nhấn tĩnh lặng, đậm chất thiền.
Đây cũng là nơi được lấy sáng nhờ hệ kính lắp trên trần.
Vật liệu đá ong xuất hiện xuyên suốt trong nhiều hạng mục thiết kế ngôi nhà.
Tầng hai của căn nhà cũng chú trọng việc lấy sáng tự nhiên qua các hệ cửa kính.
Các khoảng không gian được ngăn chia mờ.
Hành lang tầng 2 với tông trắng chủ đạo. Lối đi được rải sỏi, vật liệu trang trí bằng mây tre, mang nét truyền thống và tinh thần "thiền", "tịnh" của gia chủ.
Ánh sáng của hành lang được lấy qua hệ cửa kính trên mái.