Bão Linfa giật cấp 11 đang tiến vào biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa dông và biển động mạnh. Thời điểm tháng 7 và 8 hằng năm luôn là mùa mưa bão khiến nhiều người quan tâm đến cách bảo quản đồ dùng trong nhà, gia cố nhà để đối phó với mưa bão.Mưa bão có thể gây mất an toàn về điện, gây chập, cháy và hỏng thiết bị điện trong nhà. Trước hết, người sử dụng cần kiểm tra hệ thống dây và các thiết bị điện trong nhà, tránh để dột và ẩm ướt ở những nơi có điện.Bên cạnh đó, nên thường xuyên kiểm tra dây dẫn từ nhà ra cột điện, nếu phát hiện những điểm không an toàn phải báo ngay cho cơ quan điện lực gần nhất. Việc kiểm tra dây dẫn cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn (sử dụng đồ cách điện....).Tivi là thiết bị rất dễ bị sét đáng mùa mưa bão. Tắt tivi, rút phích antena nối với tivi.Rút phích nguồn điện kết nối với các thiết bị điện gia dụng (không cần thiết sử dụng). Đặc biệt là nguồn điện kết nối với tivi để đảm bảo không xảy ra cháy chập khi có sét đánh.Chủ động kiểm tra hệ thống điện, ngắt điện cầu dao tổng của hệ thống thang máy gia đình khi có mưa giông, bão, gió to. Che chắn phòng máy cẩn thận, tránh tình trạng nước mưa chảy vào phòng máy, hố thang và nóc cabin thang máy khi trời mưa.Rà soát những nơi có khả năng thấm dột khi mưa to. Khi có hiện tượng nước mưa chảy vào giếng thang, người dùng không tự ý can thiệp vào hệ thống thang máy mà cần nhờ nhân viên kỹ thuật xử lý để an toàn và đảm bảo thiết bị không bị hỏng hóc.Các thiết bị điện bị ngấm nước phải được lau, sấy cho đến khi khô mới được sử dụng. Khi người hoặc chân tay bị ướt không tiếp xúc với điện. Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần.Lắp đặt, kiểm tra hệ thống chống sét (cột thu lôi). Khi ở trong nhà thì nên đứng xa các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước (trừ trường hợp cần thiết).Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Vì vậy, khi có mưa dông, không nên dùng điện thoại cố định có dây, rút dây nối của thiết bị.Kiểm tra, vệ sinh ống thu hồi nước sàn mái cũng như sàn phòng vệ sinh, sê nô,…tránh gây ứ đọng nước. Khi trời mưa bão to, nước không kịp thoát, ngấm vào tường, sàn, gây chập điện hoặc làm hỏng đồ điện.Ngoài ra, để an toàn chung, người dân không nên chăng dây điện trên cành cây, vách lá, mái nhà (có rơm, rạ hoặc lá lợp)… dễ gây chạm chập, cháy nổ. Cần tránh "tử thần" mưa bão làm tổn hại để đồ dùng, tính mạng.
Bão Linfa giật cấp 11 đang tiến vào biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa dông và biển động mạnh. Thời điểm tháng 7 và 8 hằng năm luôn là mùa mưa bão khiến nhiều người quan tâm đến cách bảo quản đồ dùng trong nhà, gia cố nhà để đối phó với mưa bão.
Mưa bão có thể gây mất an toàn về điện, gây chập, cháy và hỏng thiết bị điện trong nhà. Trước hết, người sử dụng cần kiểm tra hệ thống dây và các thiết bị điện trong nhà, tránh để dột và ẩm ướt ở những nơi có điện.
Bên cạnh đó, nên thường xuyên kiểm tra dây dẫn từ nhà ra cột điện, nếu phát hiện những điểm không an toàn phải báo ngay cho cơ quan điện lực gần nhất. Việc kiểm tra dây dẫn cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn (sử dụng đồ cách điện....).
Tivi là thiết bị rất dễ bị sét đáng mùa mưa bão. Tắt tivi, rút phích antena nối với tivi.
Rút phích nguồn điện kết nối với các thiết bị điện gia dụng (không cần thiết sử dụng). Đặc biệt là nguồn điện kết nối với tivi để đảm bảo không xảy ra cháy chập khi có sét đánh.
Chủ động kiểm tra hệ thống điện, ngắt điện cầu dao tổng của hệ thống thang máy gia đình khi có mưa giông, bão, gió to. Che chắn phòng máy cẩn thận, tránh tình trạng nước mưa chảy vào phòng máy, hố thang và nóc cabin thang máy khi trời mưa.
Rà soát những nơi có khả năng thấm dột khi mưa to. Khi có hiện tượng nước mưa chảy vào giếng thang, người dùng không tự ý can thiệp vào hệ thống thang máy mà cần nhờ nhân viên kỹ thuật xử lý để an toàn và đảm bảo thiết bị không bị hỏng hóc.
Các thiết bị điện bị ngấm nước phải được lau, sấy cho đến khi khô mới được sử dụng. Khi người hoặc chân tay bị ướt không tiếp xúc với điện. Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần.
Lắp đặt, kiểm tra hệ thống chống sét (cột thu lôi). Khi ở trong nhà thì nên đứng xa các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước (trừ trường hợp cần thiết).
Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Vì vậy, khi có mưa dông, không nên dùng điện thoại cố định có dây, rút dây nối của thiết bị.
Kiểm tra, vệ sinh ống thu hồi nước sàn mái cũng như sàn phòng vệ sinh, sê nô,…tránh gây ứ đọng nước. Khi trời mưa bão to, nước không kịp thoát, ngấm vào tường, sàn, gây chập điện hoặc làm hỏng đồ điện.
Ngoài ra, để an toàn chung, người dân không nên chăng dây điện trên cành cây, vách lá, mái nhà (có rơm, rạ hoặc lá lợp)… dễ gây chạm chập, cháy nổ. Cần tránh "tử thần" mưa bão làm tổn hại để đồ dùng, tính mạng.