Trải qua bao thăng trầm, ngôi nhà cổ gần 400 tuổi ở Đường Lâm vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính, đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục kiến trúc trong khuôn viên là hình thức liên kết giữa nhà chính và nhà phụ, thường kết cấu theo kiểu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn.Làng Đường Lâm xưa có truyền thống làm tương bần ngon nhất nhì Hà Nội nên trước sân nhà nào cũng có nhiều chiếc chum to để đựng tương.Kết cấu của nhà chính gồm 5 gian 2 dĩ. Trong đó, 3 gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, ngay cạnh là nơi tiếp khách, phòng ngủ được bố trí ở hai gian bên cạnh.Phòng khách có bộ bàn ghế tre trở thành nơi thăm quan tiếp đón chủ yếu khách du lịch.Ngôi nhà được xây dựng từ thế kỉ 17, chủ yếu bằng gỗ mít và gỗ lim. Sau khoảng 400 năm thì dấu ấn thời gian đã xuất hiện trên những cánh cửa trước bàn truyền thống được lắp giữa các cột đan xen, cánh cửa có thể tháo rời.Những đồ vật gợi đến nét đặc trưng của miền quê Bắc Bộ, đây cũng là điểm đặc biệt thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài.Ông Cao Toàn – chủ căn nhà cổ cho biết, gia đình ông mấy chục năm nay phải sống 3 thế hệ trong không gian này. Vợ chồng ông Toàn đã phải dựng thêm một lán nhỏ thuộc sân vườn nhà cổ để ở và làm ăn. Trong đó, vợ chồng ông với người con thứ 2 ở lán nhỏ, còn vợ chồng con trai cả và 2 đứa cháu ở trong căn nhà phụ thuộc nhà cổ.Các vật dụng hiện đại xen lẫn với không gian cổ xưa, căn bếp nằm cạnh bức tường đá ong "của riêng" xứ Đường Lâm.Cũng theo chủ nhà, năm 2006 Đường Lâm nhận danh hiệu làng cổ cấp quốc gia, nhiều người dân hồ hởi hy vọng về một sự đổi đời, khởi sắc của du lịch. Cũng vì thế, để giữu nguyên trạng giá trị lịch sử việc xin cấp phép sửa chữa vô cùng khó khăn.
Trải qua bao thăng trầm, ngôi nhà cổ gần 400 tuổi ở Đường Lâm vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính, đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục kiến trúc trong khuôn viên là hình thức liên kết giữa nhà chính và nhà phụ, thường kết cấu theo kiểu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn.
Làng Đường Lâm xưa có truyền thống làm tương bần ngon nhất nhì Hà Nội nên trước sân nhà nào cũng có nhiều chiếc chum to để đựng tương.
Kết cấu của nhà chính gồm 5 gian 2 dĩ. Trong đó, 3 gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, ngay cạnh là nơi tiếp khách, phòng ngủ được bố trí ở hai gian bên cạnh.
Phòng khách có bộ bàn ghế tre trở thành nơi thăm quan tiếp đón chủ yếu khách du lịch.
Ngôi nhà được xây dựng từ thế kỉ 17, chủ yếu bằng gỗ mít và gỗ lim. Sau khoảng 400 năm thì dấu ấn thời gian đã xuất hiện trên những cánh cửa trước bàn truyền thống được lắp giữa các cột đan xen, cánh cửa có thể tháo rời.
Những đồ vật gợi đến nét đặc trưng của miền quê Bắc Bộ, đây cũng là điểm đặc biệt thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài.
Ông Cao Toàn – chủ căn nhà cổ cho biết, gia đình ông mấy chục năm nay phải sống 3 thế hệ trong không gian này. Vợ chồng ông Toàn đã phải dựng thêm một lán nhỏ thuộc sân vườn nhà cổ để ở và làm ăn. Trong đó, vợ chồng ông với người con thứ 2 ở lán nhỏ, còn vợ chồng con trai cả và 2 đứa cháu ở trong căn nhà phụ thuộc nhà cổ.
Các vật dụng hiện đại xen lẫn với không gian cổ xưa, căn bếp nằm cạnh bức tường đá ong "của riêng" xứ Đường Lâm.
Cũng theo chủ nhà, năm 2006 Đường Lâm nhận danh hiệu làng cổ cấp quốc gia, nhiều người dân hồ hởi hy vọng về một sự đổi đời, khởi sắc của du lịch. Cũng vì thế, để giữu nguyên trạng giá trị lịch sử việc xin cấp phép sửa chữa vô cùng khó khăn.