Chợ Phú Hữu (phường Phú Hữu, quận 9) được xây dựng năm 2004 trên diện tích hơn 2.000 m2 với kinh phí đầu tư 1,2 tỷ đồng. Ngôi chợ khang trang, kiên cố ra đời nhằm giải quyết câu chuyện chợ trời, trời tự phát lấn chiếm lòng lề đường, gây ách tắc giao thông. Tuy nhiên, sau hơn chục năm, hiện chợ Phú Hữu trong tình trạng thoi thóp với trên dưới chục người mua bán.“Thời gian đầu, chợ có kha khá tiểu thương nhưng thực sự khách hàng rất ít. Ai cũng bảo nhau phải kiên nhẫn nhưng không ngờ buôn bán ngày càng ế ẩm. Sau đó, hầu hết tiểu thương đều ôm hàng trở lại các chợ tự phát bán hết”, bà Thảo - một trong các hộ còn thuê các kiosk tại chợ Phú Hữu, cho hay.Toàn bộ cơ sở vật chất bên trong nhà lồng chợ Phú Hữu không được sử dụng hàng chục năm qua nên hư hỏng nặng nề. Thiết bị chiếu sáng không hoạt động, nền bê tông bị bong tróc từng mảng lớn khiến chợ thêm tăm tối và mất vệ sinh.Khu vực lồng chợ có tất cả 164 kios kinh doanh các mặt hàng nhưng hiện chỉ còn vài sạp hàng ở mặt tiền chợ được hai tiểu thương thuê để bán tạp hóa và gia công quần áo. Tất cả kios còn lại trong lồng chợ đều hư hỏng nặng.Số kios bằng cửa kéo sắt thép đã gỉ sét, không thể hoạt động. Trong khi đó, các sạp bằng gỗ và bê tông đều mục ruỗng. Bên trong các sạp này chất đầy rác. Một số tiểu thương cho rằng việc thiết kế sạp hàng thế này khiến họ rất khó buôn bán bởi mặt tiền sạp chỉ khoảng 2 m. Diện tích này quá nhỏ chỉ đủ chỗ ngồi và không thể chất hết hàng hóa.Sau 14 năm xây dựng, nhiều trụ bê tông chịu lực trong khu vực nhà lồng đã mục nát, trơ cả khung cốt thép ra ngoài.Thiết bị phòng cháy chữa cháy được lắp xung quanh nhà lồng hiện chỉ còn trơ khung.Toàn bộ mái tôn bị dột nên chỉ sau một cơn mưa, nền bê tông trong chợ đều ướt sũng, nhếch nhác và bốc mùi ẩm mốc nồng nặc. Ổ khóa của các sạp hàng sau nhiều năm tra chìa đã gỉ và không thể sử dụng được nữa.Từ nơi buôn bán, một số khu vực nhà lồng chợ Phú Hữu thành nơi tập kết phế liệu và các xe hàng của các tiểu thương bán điểm tâm sáng, nước giải khát ven đường Nguyễn Duy Trinh trước chợ.Nhà vệ sinh duy nhất của chợ Phú Hữu nằm sâu bên trong, không điện đóm nên tối om. Lối dẫn vào trơn trượt do rêu và cỏ mọc đầy.Xung quanh chợ là các bãi cỏ hoang, mọc um tùm, ít được dọn dẹp. Một tiểu thương trước chợ cho hay việc xuống cấp và bỏ hoang của ngôi chợ khiến an ninh không được đảm bảo. Bà nói từng thấy một số kim tiêm ở khu vực bãi cỏ này và trong các sạp hàng bị hư hỏng.Mặt sân trước chợ khá thấp so với nền bê tông nên dù có hệ thống cống thoát, sau những con mưa lớn, nước rút rất chậm. Các tiểu thương và khách hàng phải bì bõm lội để đi được vào bên trong.Năm 2004, quận 9 đồng loạt xây thêm nhiều chợ truyền thống nằm trải đều 13 phường nhằm loại bỏ dần chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường nhưng mô hình này đã không hiệu quả với chợ Phú Hữu. Bà Ngọc, một người sống khu vực này, giải thích do chợ nằm ở vị trí không thuận tiện, giáp đường Vành đai 2, có nhiều container qua lại nên người mua sợ nguy hiểm. Thay vào đó, họ mua hàng hóa ngay các chợ tự phát mà không phải qua đường hay gửi xe.Hiện chợ chỉ còn vài tiểu thương bán thức ăn và nước giải khát sát đường Nguyễn Duy Trinh. “Mang tiếng chợ nhưng ở đây khách hàng chỉ có thể mua được vài ba món hàng tạp hóa lặt vặt, ăn sáng và uống ly cà phê. Tiểu thương trong này đã ra hết các chợ tự phát gần đây. Bán lề đường nhưng họ có khách hơn”, bà Vy - một tiểu thương bán nước giải khát, nói.
Chợ Phú Hữu (phường Phú Hữu, quận 9) được xây dựng năm 2004 trên diện tích hơn 2.000 m2 với kinh phí đầu tư 1,2 tỷ đồng. Ngôi chợ khang trang, kiên cố ra đời nhằm giải quyết câu chuyện chợ trời, trời tự phát lấn chiếm lòng lề đường, gây ách tắc giao thông. Tuy nhiên, sau hơn chục năm, hiện chợ Phú Hữu trong tình trạng thoi thóp với trên dưới chục người mua bán.
“Thời gian đầu, chợ có kha khá tiểu thương nhưng thực sự khách hàng rất ít. Ai cũng bảo nhau phải kiên nhẫn nhưng không ngờ buôn bán ngày càng ế ẩm. Sau đó, hầu hết tiểu thương đều ôm hàng trở lại các chợ tự phát bán hết”, bà Thảo - một trong các hộ còn thuê các kiosk tại chợ Phú Hữu, cho hay.
Toàn bộ cơ sở vật chất bên trong nhà lồng chợ Phú Hữu không được sử dụng hàng chục năm qua nên hư hỏng nặng nề. Thiết bị chiếu sáng không hoạt động, nền bê tông bị bong tróc từng mảng lớn khiến chợ thêm tăm tối và mất vệ sinh.
Khu vực lồng chợ có tất cả 164 kios kinh doanh các mặt hàng nhưng hiện chỉ còn vài sạp hàng ở mặt tiền chợ được hai tiểu thương thuê để bán tạp hóa và gia công quần áo. Tất cả kios còn lại trong lồng chợ đều hư hỏng nặng.
Số kios bằng cửa kéo sắt thép đã gỉ sét, không thể hoạt động. Trong khi đó, các sạp bằng gỗ và bê tông đều mục ruỗng. Bên trong các sạp này chất đầy rác. Một số tiểu thương cho rằng việc thiết kế sạp hàng thế này khiến họ rất khó buôn bán bởi mặt tiền sạp chỉ khoảng 2 m. Diện tích này quá nhỏ chỉ đủ chỗ ngồi và không thể chất hết hàng hóa.
Sau 14 năm xây dựng, nhiều trụ bê tông chịu lực trong khu vực nhà lồng đã mục nát, trơ cả khung cốt thép ra ngoài.
Thiết bị phòng cháy chữa cháy được lắp xung quanh nhà lồng hiện chỉ còn trơ khung.
Toàn bộ mái tôn bị dột nên chỉ sau một cơn mưa, nền bê tông trong chợ đều ướt sũng, nhếch nhác và bốc mùi ẩm mốc nồng nặc. Ổ khóa của các sạp hàng sau nhiều năm tra chìa đã gỉ và không thể sử dụng được nữa.
Từ nơi buôn bán, một số khu vực nhà lồng chợ Phú Hữu thành nơi tập kết phế liệu và các xe hàng của các tiểu thương bán điểm tâm sáng, nước giải khát ven đường Nguyễn Duy Trinh trước chợ.
Nhà vệ sinh duy nhất của chợ Phú Hữu nằm sâu bên trong, không điện đóm nên tối om. Lối dẫn vào trơn trượt do rêu và cỏ mọc đầy.
Xung quanh chợ là các bãi cỏ hoang, mọc um tùm, ít được dọn dẹp. Một tiểu thương trước chợ cho hay việc xuống cấp và bỏ hoang của ngôi chợ khiến an ninh không được đảm bảo. Bà nói từng thấy một số kim tiêm ở khu vực bãi cỏ này và trong các sạp hàng bị hư hỏng.
Mặt sân trước chợ khá thấp so với nền bê tông nên dù có hệ thống cống thoát, sau những con mưa lớn, nước rút rất chậm. Các tiểu thương và khách hàng phải bì bõm lội để đi được vào bên trong.
Năm 2004, quận 9 đồng loạt xây thêm nhiều chợ truyền thống nằm trải đều 13 phường nhằm loại bỏ dần chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường nhưng mô hình này đã không hiệu quả với chợ Phú Hữu. Bà Ngọc, một người sống khu vực này, giải thích do chợ nằm ở vị trí không thuận tiện, giáp đường Vành đai 2, có nhiều container qua lại nên người mua sợ nguy hiểm. Thay vào đó, họ mua hàng hóa ngay các chợ tự phát mà không phải qua đường hay gửi xe.
Hiện chợ chỉ còn vài tiểu thương bán thức ăn và nước giải khát sát đường Nguyễn Duy Trinh. “Mang tiếng chợ nhưng ở đây khách hàng chỉ có thể mua được vài ba món hàng tạp hóa lặt vặt, ăn sáng và uống ly cà phê. Tiểu thương trong này đã ra hết các chợ tự phát gần đây. Bán lề đường nhưng họ có khách hơn”, bà Vy - một tiểu thương bán nước giải khát, nói.