Tại kết luận vừa công bố ngày 28/2/2017, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý hình sự vụ việc dự án Đại Thanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng. Một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất đó là dự án chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói, các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp, chủ đầu tư chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước, nhưng chủ đầu tư đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều vi phạm. Ảnh: Kinh tế đô thị.
Dự án Đại Thanh (hay còn gọi là dự án Khu đô thị Đại Thanh) nằm trên đường Phan Trọng Tuệ, dọc theo quốc lộ 70 thuộc xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chủ đầu tư là liên danh giữa Công ty CP đầu tư Hải Phát và Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu của ông Lê Thanh Thản. Ảnh: daithanh.info.Dự án có quy mô 17 ha, phía Bắc giáp mặt đường 70, phía Đông giáp sông Tô Lịch và cầu Tó, phía Nam giáp sông Nhuệ và phía Tây giáp khu dân cư phường Kiến Hưng - Hà Đông. Dự án là khu công trình có chức năng hỗn hợp bao gồm 6 tòa chung cư cao 32 tầng với 2 tầng hầm; khu biệt thự, nhà liền kề; khu công viên; nhà trẻ; cây xanh và các khu công trình công cộng khác... Ảnh: Pháp luật xã hội.Một góc cảnh quan cây xanh tại dự án. Nhiều cư dân sống ở đây cho rằng dù đã đi vào sử dụng vài năm song mật độ cây xanh ở đây vẫn khá thưa thớt. Ảnh: sanhathanh.com.Khu công trình chợ Đại Thanh tại khu đô thị Đại Thanh. Ảnh: Kinh tế đô thịTrước đó, hồi giữa tháng 12/2016, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ Khu đô thị Đại Thanh cho cơ quan điều tra của Công an TP xử lý theo đúng tinh thần truy tố theo quy định của pháp luật. Ảnh: sanhathanh.com.Theo cơ quan điều tra, dự án Đại Thanh có nhiều sai phạm "khủng". Thứ nhất đó là dự án xây dựng không phép, vượt quá chiều cao quy định. Cụ thể, các tòa chung cư bị xây vượt từ 29 lên 32 tầng. Khu biệt thự, nhà liền kề đều xây lên 4 hoặc 5 tầng, vượt 1 đến 2 tầng so với quy hoạch được phê duyệt. Ảnh: Kinhdoanh.net.Thứ 2 đó là biến đất cây xanh, công viên thành trụ sở làm việc. Trong ảnh đó là tòa nhà làm việc của Ban quản lý cao 5 tầng có diện tích khoảng 200m2 được chủ đầu tư xây trái phép trên đất dành cho xây dựng cây xanh, hồ điều hòa. Ảnh: Phapluatplus.Thứ 3 đó là tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy không đủ. Tại Kết luận Thanh tra số 164/KL-TTr do Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/9/2015, do Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng ông Phạm Gia Yên ký cũng nêu rõ: Dự án KĐT Đại Thanh chưa bố trí 8/8 họng cứu hỏa tại khu vực nhà ở thấp tầng, chưa đặt các thùng rác nhỏ có nắp kín ở các khu cây xanh dọc các tuyến đường và nhà vệ sinh công cộng tại khu công viên; Chủ đầu tư chưa xây dựng 1/4 trạm biến áp và chưa lắp đặt 10/69 cột đèn chiếu sáng nội bộ và chưa lắp đặt 4/4 tủ cáp thông tin. Ảnh: Dân trí.Thứ 4 đó là nợ thuế và bán đất chuyên dùng cho người dân xây nhà ở. Không dừng lại ở loạt sai phạm về xây vượt tầng, phá vỡ quy hoạch, xây nhà ở trên đất chuyên dùng… theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư Khu đô thị Đại Thanh còn nợ gần 70 tỷ đồng tiền thuế và bán đất chuyên dùng cho người dân để xây nhà. Ảnh: Batdongsan.com.vn.
Tại kết luận vừa công bố ngày 28/2/2017, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý hình sự vụ việc dự án Đại Thanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng. Một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất đó là dự án chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói, các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp, chủ đầu tư chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước, nhưng chủ đầu tư đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều vi phạm. Ảnh: Kinh tế đô thị.
Dự án Đại Thanh (hay còn gọi là dự án Khu đô thị Đại Thanh) nằm trên đường Phan Trọng Tuệ, dọc theo quốc lộ 70 thuộc xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chủ đầu tư là liên danh giữa Công ty CP đầu tư Hải Phát và Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu của ông Lê Thanh Thản. Ảnh: daithanh.info.
Dự án có quy mô 17 ha, phía Bắc giáp mặt đường 70, phía Đông giáp sông Tô Lịch và cầu Tó, phía Nam giáp sông Nhuệ và phía Tây giáp khu dân cư phường Kiến Hưng - Hà Đông. Dự án là khu công trình có chức năng hỗn hợp bao gồm 6 tòa chung cư cao 32 tầng với 2 tầng hầm; khu biệt thự, nhà liền kề; khu công viên; nhà trẻ; cây xanh và các khu công trình công cộng khác... Ảnh: Pháp luật xã hội.
Một góc cảnh quan cây xanh tại dự án. Nhiều cư dân sống ở đây cho rằng dù đã đi vào sử dụng vài năm song mật độ cây xanh ở đây vẫn khá thưa thớt. Ảnh: sanhathanh.com.
Khu công trình chợ Đại Thanh tại khu đô thị Đại Thanh. Ảnh: Kinh tế đô thị
Trước đó, hồi giữa tháng 12/2016, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ Khu đô thị Đại Thanh cho cơ quan điều tra của Công an TP xử lý theo đúng tinh thần truy tố theo quy định của pháp luật. Ảnh: sanhathanh.com.
Theo cơ quan điều tra, dự án Đại Thanh có nhiều sai phạm "khủng". Thứ nhất đó là dự án xây dựng không phép, vượt quá chiều cao quy định. Cụ thể, các tòa chung cư bị xây vượt từ 29 lên 32 tầng. Khu biệt thự, nhà liền kề đều xây lên 4 hoặc 5 tầng, vượt 1 đến 2 tầng so với quy hoạch được phê duyệt. Ảnh: Kinhdoanh.net.
Thứ 2 đó là biến đất cây xanh, công viên thành trụ sở làm việc. Trong ảnh đó là tòa nhà làm việc của Ban quản lý cao 5 tầng có diện tích khoảng 200m2 được chủ đầu tư xây trái phép trên đất dành cho xây dựng cây xanh, hồ điều hòa. Ảnh: Phapluatplus.
Thứ 3 đó là tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy không đủ. Tại Kết luận Thanh tra số 164/KL-TTr do Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/9/2015, do Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng ông Phạm Gia Yên ký cũng nêu rõ: Dự án KĐT Đại Thanh chưa bố trí 8/8 họng cứu hỏa tại khu vực nhà ở thấp tầng, chưa đặt các thùng rác nhỏ có nắp kín ở các khu cây xanh dọc các tuyến đường và nhà vệ sinh công cộng tại khu công viên; Chủ đầu tư chưa xây dựng 1/4 trạm biến áp và chưa lắp đặt 10/69 cột đèn chiếu sáng nội bộ và chưa lắp đặt 4/4 tủ cáp thông tin. Ảnh: Dân trí.
Thứ 4 đó là nợ thuế và bán đất chuyên dùng cho người dân xây nhà ở. Không dừng lại ở loạt sai phạm về xây vượt tầng, phá vỡ quy hoạch, xây nhà ở trên đất chuyên dùng… theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư Khu đô thị Đại Thanh còn nợ gần 70 tỷ đồng tiền thuế và bán đất chuyên dùng cho người dân để xây nhà. Ảnh: Batdongsan.com.vn.