Khu du lịch mũi Kê Gà (Bình Thuận) hiện nay được xem là "làng biệt thự ma" nổi tiếng cả nước. Khách du lịch khi đến đây thường ám ảnh với hàng loạt biệt thự và khu nghỉ dưỡng cao cấp nằm ven biển bị bỏ hoang phế nhiều năm nay, cỏ mọc um tùm, không người trông coi. Ảnh: Ngày nay.Trong đó, resort Đồi Phong Lan được xem là một trong những khu nghỉ dưỡng hoành tráng nhất nhì bị bỏ hoang ở mũi Kê Gà. Tòa nhà chính của Đồi Phong Lan chưa được gắn cửa, nền gạch xuất hiện nhiều điểm vỡ nát, tường rêu phong, xuống cấp. Ảnh: VnExpress.Đồi Phong Lan được xây dựng năm 2004, đến năm 2007 thì ngừng hoạt động theo chủ trương xây cảng tổng hợp Kê Gà khi tiến độ công trình đã hoàn thành đến 90%. Hiện cả khu resort bỏ hoang, không người trông coi. Ảnh: VnExpress.Cả khu nghỉ dưỡng này gồm có dãy phòng nghỉ hàng chục phòng, hồ bơi, khu nhà hàng... bị dầm mưa dãi nắng từ ngày này qua tháng khác. Ảnh: VnExpress.Khu resort Thế Giới Xanh (Blue World) ở mũi Kê Gà được đầu tư bài bản và đã đi vào sử dụng sau đó cũng bị thu hồi khi nơi này bị quy hoạch làm cảng Kê Gà. Resort này giờ trở nên tiêu điều, đổ nát. Ảnh: Lao Động.
Những phòng nghỉ dưỡng ở "trung tâm resort" mũi Kê Gà - không ai ngờ rằng, cách đây 10 năm, đó là những phòng nghỉ dưỡng hạng sang, đầy đủ tiện nghi, nhiều du khách Nga rất ưa thích... Ảnh: Lao Động.
Chiếc bàn được chủ nhân khu resort đúc cách điệu dưới những tán cây dương xanh um tùm, giờ cũng trong cảnh không ai vệ sinh, phủ lớp lá dày theo năm tháng. Ảnh: Lao Động.Vào đầu những năm 2000, nhiều nhà đầu tư du lịch theo lời mời gọi đầu tư của tỉnh Bình Thuận đã xây dựng các khu resort tại vùng ven biển Kê Gà (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Khi nhiều resort đang xây dựng dang dở thì năm 2007, Bộ Giao thông vận tải có văn bản bổ sung quy hoạch Kê Gà thành cảng tổng hợp. Do đó, các nhà đầu tư du lịch bị buộc phải nhường đất cho dự án cảng biển mang tầm quốc gia. Theo thống kê, có 12 dự án du lịch đã và đang xây dựng bị thu hồi để xây dựng cảng Kê Gà. Nhiều dự án không nằm trong khu vực Kê Gà cũng bị ảnh hưởng gián tiếp. Ảnh: Tiền Phong.Nhiều năm trở lại đây, tại vùng biển thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế đã thu hút rất nhiều dự án xây dựng các khu resort, du lịch nghỉ dưỡng, nhưng thực tế chỉ có một số dự án lớn được triển khai xây dựng bài bản, còn lại nhiều công trình khác đang trong tình cảnh... xây dang dở rồi bỏ hoang. Tiêu biểu như khu đô thị, nghỉ dưỡng Vincostec - Huế ở xã biển Thuận An xây dựng lên rồi bỏ phế suốt nhiều năm qua. Ảnh: Công An Nhân Dân. Ảnh: Dân Trí.Một resort khác ở Lăng Cô - Phú Lộc cũng đang trong tình trạng bỏ hoang đó là resort Nirvana. Resort này từng được đưa vào chạy thử nghiệm 1 thời gian nhưng sau đó cũng ngừng hoạt động. Hiện gió biển cùng cát thổi vào đã khiến khu nghỉ dưỡng nãy xuống cấp đáng kể. Ảnh: Dân Trí.Chỉ cách đây vài năm, việc các nhà đầu tư đổ xô đến Đà Nẵng để xây dựng khu du lịch, nghỉ dưỡng ven biển được xem là trào lưu thịnh hành. Thế nhưng, sau thời gian tranh giành nhau từng m2 đất ở khu vực ven biển, đến nay không ít nhà đầu tư hầu như im hơi, thậm chí biến mất. Hệ quả là nhiều dự án khu nghỉ dưỡng quây đất nằm "trên giấy" hoặc xây rồi nhưng bỏ hoang cho cỏ mọc. Ảnh: Đầu tư Tài chính Sài Gòn.Một trong những khu resort bỏ hoang nổi tiếng ở Đà Nẵng hiện nay phải kể đến làng biệt thự ma trên bán đảo Sơn Trà. Khu vực này nằm sát bãi biển, ngay gần dưới chân tượng Phật bà chùa Linh Ứng - Sơn Trà. Ảnh: VietnamNet.Có thể kể ra 2 dự án nổi bật trong khu làng biệt thự ma này đó là dự án Sontra Travel rộng khoảng 2 hecta, thuộc bãi Con do Công ty cổ phần Sơn Trà là chủ đầu tư; và dự án Bai But Bay Resort của Công ty CP Hải Duy (TP HCM) và Công ty CP Đầu tư & dịch vụ TP HCM (Invesco) phối hợp đầu tư. Ảnh: VietnamNet.Khu du lịch phức hợp Bai But Bay Resort được khởi công năm 2005, tổng vốn đăng ký hơn 30 triệu USD, rộng trên 30 ha (20ha đất dọc bờ biển và 10ha mặt nước biển). Chủ đầu tư từng khẳng định đây là “thiên đường” nghỉ dưỡng tại khu vực. Song, đã hơn 10 năm trôi qua, nó chỉ là bãi cây dại với những căn nhà ma rêu mọc xám xịt như lô cốt nhìn ra biển. Ảnh: VietnamNet.
Khu du lịch mũi Kê Gà (Bình Thuận) hiện nay được xem là "làng biệt thự ma" nổi tiếng cả nước. Khách du lịch khi đến đây thường ám ảnh với hàng loạt biệt thự và khu nghỉ dưỡng cao cấp nằm ven biển bị bỏ hoang phế nhiều năm nay, cỏ mọc um tùm, không người trông coi. Ảnh: Ngày nay.
Trong đó, resort Đồi Phong Lan được xem là một trong những khu nghỉ dưỡng hoành tráng nhất nhì bị bỏ hoang ở mũi Kê Gà. Tòa nhà chính của Đồi Phong Lan chưa được gắn cửa, nền gạch xuất hiện nhiều điểm vỡ nát, tường rêu phong, xuống cấp. Ảnh: VnExpress.
Đồi Phong Lan được xây dựng năm 2004, đến năm 2007 thì ngừng hoạt động theo chủ trương xây cảng tổng hợp Kê Gà khi tiến độ công trình đã hoàn thành đến 90%. Hiện cả khu resort bỏ hoang, không người trông coi. Ảnh: VnExpress.
Cả khu nghỉ dưỡng này gồm có dãy phòng nghỉ hàng chục phòng, hồ bơi, khu nhà hàng... bị dầm mưa dãi nắng từ ngày này qua tháng khác. Ảnh: VnExpress.
Khu resort Thế Giới Xanh (Blue World) ở mũi Kê Gà được đầu tư bài bản và đã đi vào sử dụng sau đó cũng bị thu hồi khi nơi này bị quy hoạch làm cảng Kê Gà. Resort này giờ trở nên tiêu điều, đổ nát. Ảnh: Lao Động.
Những phòng nghỉ dưỡng ở "trung tâm resort" mũi Kê Gà - không ai ngờ rằng, cách đây 10 năm, đó là những phòng nghỉ dưỡng hạng sang, đầy đủ tiện nghi, nhiều du khách Nga rất ưa thích... Ảnh: Lao Động.
Chiếc bàn được chủ nhân khu resort đúc cách điệu dưới những tán cây dương xanh um tùm, giờ cũng trong cảnh không ai vệ sinh, phủ lớp lá dày theo năm tháng. Ảnh: Lao Động.
Vào đầu những năm 2000, nhiều nhà đầu tư du lịch theo lời mời gọi đầu tư của tỉnh Bình Thuận đã xây dựng các khu resort tại vùng ven biển Kê Gà (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Khi nhiều resort đang xây dựng dang dở thì năm 2007, Bộ Giao thông vận tải có văn bản bổ sung quy hoạch Kê Gà thành cảng tổng hợp. Do đó, các nhà đầu tư du lịch bị buộc phải nhường đất cho dự án cảng biển mang tầm quốc gia. Theo thống kê, có 12 dự án du lịch đã và đang xây dựng bị thu hồi để xây dựng cảng Kê Gà. Nhiều dự án không nằm trong khu vực Kê Gà cũng bị ảnh hưởng gián tiếp. Ảnh: Tiền Phong.
Nhiều năm trở lại đây, tại vùng biển thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế đã thu hút rất nhiều dự án xây dựng các khu resort, du lịch nghỉ dưỡng, nhưng thực tế chỉ có một số dự án lớn được triển khai xây dựng bài bản, còn lại nhiều công trình khác đang trong tình cảnh... xây dang dở rồi bỏ hoang. Tiêu biểu như khu đô thị, nghỉ dưỡng Vincostec - Huế ở xã biển Thuận An xây dựng lên rồi bỏ phế suốt nhiều năm qua. Ảnh: Công An Nhân Dân. Ảnh: Dân Trí.
Một resort khác ở Lăng Cô - Phú Lộc cũng đang trong tình trạng bỏ hoang đó là resort Nirvana. Resort này từng được đưa vào chạy thử nghiệm 1 thời gian nhưng sau đó cũng ngừng hoạt động. Hiện gió biển cùng cát thổi vào đã khiến khu nghỉ dưỡng nãy xuống cấp đáng kể. Ảnh: Dân Trí.
Chỉ cách đây vài năm, việc các nhà đầu tư đổ xô đến Đà Nẵng để xây dựng khu du lịch, nghỉ dưỡng ven biển được xem là trào lưu thịnh hành. Thế nhưng, sau thời gian tranh giành nhau từng m2 đất ở khu vực ven biển, đến nay không ít nhà đầu tư hầu như im hơi, thậm chí biến mất. Hệ quả là nhiều dự án khu nghỉ dưỡng quây đất nằm "trên giấy" hoặc xây rồi nhưng bỏ hoang cho cỏ mọc. Ảnh: Đầu tư Tài chính Sài Gòn.
Một trong những khu resort bỏ hoang nổi tiếng ở Đà Nẵng hiện nay phải kể đến làng biệt thự ma trên bán đảo Sơn Trà. Khu vực này nằm sát bãi biển, ngay gần dưới chân tượng Phật bà chùa Linh Ứng - Sơn Trà. Ảnh: VietnamNet.
Có thể kể ra 2 dự án nổi bật trong khu làng biệt thự ma này đó là dự án Sontra Travel rộng khoảng 2 hecta, thuộc bãi Con do Công ty cổ phần Sơn Trà là chủ đầu tư; và dự án Bai But Bay Resort của Công ty CP Hải Duy (TP HCM) và Công ty CP Đầu tư & dịch vụ TP HCM (Invesco) phối hợp đầu tư. Ảnh: VietnamNet.
Khu du lịch phức hợp Bai But Bay Resort được khởi công năm 2005, tổng vốn đăng ký hơn 30 triệu USD, rộng trên 30 ha (20ha đất dọc bờ biển và 10ha mặt nước biển). Chủ đầu tư từng khẳng định đây là “thiên đường” nghỉ dưỡng tại khu vực. Song, đã hơn 10 năm trôi qua, nó chỉ là bãi cây dại với những căn nhà ma rêu mọc xám xịt như lô cốt nhìn ra biển. Ảnh: VietnamNet.