|
Đông y và dân gian dùng gừng để trị ngoại cảm phong hàn, tỳ vị hư hàn. |
Nguyên liệu: Gừng tươi thái chỉ 1 củ (khoảng 10g), nấm hương 10g (hoặc nấm rơm, nấm mỡ...). Nước, hành tăm gia vị vừa đủ. Cho nấm nấu chín, khi ăn nêm gia vị, gừng, hành đun sôi 1 phút. Ăn khi canh còn nóng, có thể mỗi bữa ăn một bát nhỏ khai vị.
Món ăn bài thuốc này có tác dụng giải cảm hàn, chỉ khái (giảm ho), chỉ thống (giảm đau) nâng huyết áp, tăng cường lưu thông máu, nâng cao miễn dịch... Dùng cho người bị cảm hàn với các triệu chứng như gai rét, sợ lạnh, chân tay lạnh, ho khan, ho có đờm trong, nhức đầu, đau mình mẩy, chảy nước mũi, ngạt mũi...
Ngoài ra, còn có thể áp dụng cho người bị phong thấp với các biểu hiện đau vai gáy, đau lưng, đau khớp do lạnh, ăn uống đầy bụng khó tiêu, huyết áp thấp, đau bụng do lạnh, đau dạ dày thể tỳ vị hư hàn, cầm nôn, ngộ độc tôm cá...
Theo y học cổ truyền, gừng tươi (sinh khương) có vị cay, tính ấm quy kinh phế, tỳ, vị. Thành phần chủ yếu gồm có tinh dầu (2 - 3%). Theo y văn và các nghiên cứu khoa học, thực nghiệm lâm sàng của cổ nhân và bản thân cho thấy: Trong gừng có tới 12 hoạt chất có tác dụng chống oxy hoá tương tự như vitamin C, vitamin E...
Gừng có tác dụng phòng chống được các bệnh, tim mạch, lão hoá, nhiễm độc gan, phong hàn thấp, phòng và trị ngộ độc tôm cá, trợ tim, tăng cường tuần hoàn, nâng huyết áp, giảm mỡ trong máu và chống nhiễm mỡ máu. Giới Đông y và dân gian dùng gừng để trị ngoại cảm phong hàn, tỳ vị hư hàn (ăn uống không tiêu, ỉa lỏng, đau dạ dày thể tỳ vị hư hàn, nôn mửa, viêm họng, viêm phế quản, huyết áp thấp...).
Chú ý: Không dùng bài thuốc này cho người ra nhiều mồ hôi, cảm nắng, sốt, mất máu, đang chảy máu, tạng dễ chảy máu, người sau phẫu thuật, âm hư, tăng huyết áp, người đau dạ dày thể toan. Không dùng cho người bệnh, tiểu đường, phụ nữ có thai. Tránh dùng gừng đồng thời với aspirin và coumarin.