Khóc, cười quanh chuyện con nuôi, con đẻ

Google News

Con cái là niềm vui của mỗi gia đình. Thế nhưng, quanh chuyện sinh con và nuôi con cũng có nhiều hệ lụy pháp luật cần lưu tâm.

Con cái là niềm vui của mỗi gia đình. Thế nhưng, quanh chuyện sinh con và nuôi con cũng có nhiều hệ lụy pháp luật cần lưu tâm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nuôi con nuôi để “dụ” con đẻ
 
Trước đây, người viết bài này có quen biết một gia đình nuôi một đứa con nuôi. Nhưng dường như, dạo đó, trong mắt của nhiều người, việc làm này khó chấp nhận nên gia đình này đã phải chuyển hẳn từ Bắc và Nam để bảo toàn cho đứa trẻ, sau những buổi chiều đi làm về thấy đầy trước cửa nhà những mảnh giấy được hàng xóm ném xuống, trên đó chi chít những dòng chữ: “T. (tên đứa trẻ), mày là con nuôi đấy, biết chưa!”. Giờ đây, việc một gia đình xin nuôi một đứa trẻ đã trở thành quá bình thường, thậm chí còn được coi là việc làm cần thiết đối với những đôi vợ chồng chẳng may hiếm muộn.
 
Cách đây không lâu, một tờ báo trong lĩnh vực gia đình đã kể rất nhiều câu chuyện nuôi con nuôi của vợ chồng trẻ, trong đó có câu chuyện của một cặp vợ chồng ở khu tập thể Ba La, Hà Đông, HN. Lấy nhau đã lâu, họ thể sinh được con, làm thụ tinh ống nghiệm cũng năm bảy lần hỏng. Nghe lời khuyên của nhiều người, họ quyết định xin một bé gái về làm con nuôi. Có con, tâm lý của họ thoải mái hẳn, áp lực của việc trong nhà vắng tiếng cười trẻ thơ không còn.
 
Không biết có phải do thế không mà 5 năm sau đó, người vợ đã sinh liền hai đứa con đẻ, đủ trai, đủ gái. Chuyên gia tâm lý Lê Khanh (Phòng khám Tâm lý Trẻ em & Gia đình) lý giải: "Hiện nay nhiều gia đình trẻ có xu hướng xin con nuôi lấy may mắn. Điều này xét về yếu tố tâm lý là hoàn toàn tích cực".
 
Thế nhưng, ở đời ít có điều gì chỉ xảy ra một chiều, thì việc nuôi con nuôi cũng vậy. Cũng có rất nhiều hoàn cảnh thương tâm của những đứa con nuôi, khi chúng đơn thuần chỉ được coi như một “vật may mắn”. Và khi, bố mẹ nuôi đã đạt được ước nguyện, thì dường như “hợp đồng hạnh phúc” của chúng cũng chấm dứt. Nhiều đứa trẻ là con nuôi bị hắt hủi, ghẻ lạnh, trở về với đúng nghĩa người ngoài, hay bị biến thành ô sin không lương trong gia đình.
 
Trở lại tâm lý thích đông con
 
Giờ đây, tại những nơi công cộng, không quá khó khăn để gặp những gia đình có 3, thậm chí 4, 5 đứa con. Nhiều người nổi tiếng khi lên báo, đài tự hào khoe đàn con đông đúc của mình với quan niệm “con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ”, mà đã là “tài sản” thì phải “phát triển”. Phải chăng tâm lý thích đông con đang có xu hướng trở lại?.
 
Theo Giáo sư Lê Thi – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phụ nữ và gia đình, bên cạnh tâm lý khát con trai thì hiện nay rất nhiều gia đình người Việt muốn sinh nhiều con với suy nghĩ thêm con thêm phúc, đề phòng rủi ro xảy ra, khi về già có người chăm nom…
 
Cuối năm 2011, trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, ngành dân số Việt Nam đã đưa ra một thông tin rất đáng lưu tâm, đó là Việt Nam đang đứng trước ngưỡng nguy cơ bùng nổ dân số lần thứ hai, khi số lượng phụ nữ trong  độ tuổi sinh đẻ tăng mạnh (trong 10 năm tới, số phụ nữ sinh ra trong những năm 1985-1995 (thế hệ 8x, 9x) có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân khẩu học Việt Nam sẽ bước vào nhóm tuổi 20-30, nếu không kiểm soát được mức sinh thì tổng tỷ suất sinh sẽ tăng lên 2,35-2,5 con và quy mô dân số sẽ đạt mức cực đại là 130-142 triệu người vào năm 2050), cộng thêm tâm lý nói trên.
 
Phân tích của GS Lê Thi cho thấy, ở góc độ pháp luật, Pháp lệnh Dân số hiện hành thay vì “mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con” như trước đây, thì đề cao, tôn trọng sự tự quyết định số lượng con trong gia đình của mỗi cặp vợ chồng.
 
Thế nên, rất nhiều người dân hiểu rằng họ có quyền sinh con thứ 3, thứ 4 và sẽ không phải chịu bất kỳ sự nhắc nhở nào từ chính quyền, đoàn thể. Thậm chí, có địa phương, khi tuyên truyền về chính sách dân số, còn khẳng định quyền sinh con thứ 3 của vợ chồng.
 
Bên cạnh đó với trường hợp cán bộ, Đảng viên, giáo viên vi phạm luật dân số, biện pháp áp dụng mới chỉ là phạt cảnh cáo, tạm ngừng đừng lớp, khai trừ Đảng hoặc kéo dài thời gian nâng lương. Theo nhận định của nhiều người, chế tài này quá nhẹ, nên nhiều gia đình sẵn sàng… chịu phạt để được sinh con thứ 3. Nhiều người còn thể hiện rõ “quyết tâm” rằng: “Có khai trừ, có phạt thì cũng chỉ phạt một vài năm, ai phạt cả đời, còn con mình là… con cả đời. Thế nên phải đẻ!”.
 
Theo Linh Thụy/PLVN
[links()]

Bình luận(0)