Thai nhi tuần thứ 13: bắt đầu biết mút ngón tay. Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng trái đào, dài tầm 7,3 cm và có trọng lượng khoảng 23g. Bước qua những tuần đầu tiên của giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. Trong suốt giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, hầu hết năng lượng của em bé đều dành cho sự phát triển, từ bây giờ, bé sẽ tập trung hơn vào việc tăng về cả trọng lượng và chiều dài.Thai nhi 13 tuần, đầu vẫn là bộ phận lớn nhất cơ thể, nhưng vẫn chưa bằng nửa chiều dài của toàn bộ cơ thể mà chỉ bằng 1/3. Sự tăng trưởng về cơ thể của bé sẽ nhanh hơn khi sự phát triển ở phần đầu chậm lại. Bao phủ xung quanh lớp da của thai nhi là những chiếc lông tơ nhẹ bắt đầu xuất hiện. Những dấu vân tay đã hình thành trên ngón tay, thận đã hoàn thiện chức năng của mình bởi nếu thai nhi chẳng may nuốt phải dịch nước ối, thận sẽ bài tiết ra ngoài giống như khi bé đã ra đời. Thai nhi 13 tuần tuổi, bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển đến mức lúc này nếu siêu âm đã có thể xác định được khá chính xác giới tính của thai nhi. Bé cũng có thể đưa ngón tay cái được vào miệng. Đây là phản xạ được hình thành từ khi trong bụng mẹ, sau này vừa chào đời bé đã có thể mút bình sữa hoặc ti mẹ. Thai nhi 14 tuần: Bắt đầu mọc tóc. Tuần này, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ. Tuyến tiền liệt hình thành. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì buồng trứng hạ xuống vùng chậu từ ổ bụng và trong buồng trứng, bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng và cho đến khi bé chào đời sẽ chỉ có thêm 1 triệu quả trứng nữa. Những trứng này sẽ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.Ở tuần thai thứ 14, tính từ đỉnh đầu đến mông, thai nhi cao khoảng 7 - 9 cm và có trọng lượng khoảng 70gram (khoảng bằng một quả táo). Lúc này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, ngay cả các dấu vân tay cũng đã rất rõ nét. Tóc và lông mày bắt đầu phát triển. Lông măng mọc nhiều trên cơ thể để bảo vệ làn da của bé và lớp lông này sẽ tiếp tục mọc khi bé còn ở trong bụng mẹ. Chân bé lúc này đã mọc dài hơn so với tay, và bé đã có thể cử động tất cả các khớp tay và chân của mình. Dù mí mắt vẫn còn đóng kín, bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng mình, bé thường di chuyển để tránh khỏi chùm sáng. Lúc này, không có nhiều mùi vị để bé nếm, nhưng các vị giác của bé đang hình thành. Tuần thai thứ 15: Em bé biết cười mỉm và học cách thở trong bụng mẹ. Bé đang lớn lên từng ngày, không chỉ là sự thay đổi của hình dáng đầu, mí mắt mà là toàn cơ thể. Bé còn mọc rất nhiều lông tơ, bao phủ toàn bộ cơ thể và giúp bảo vệ làn da của bé. Lông tơ thường biến mất trước khi bé chào đời. Nhưng ở một số bé sơ sinh, lông tơ có thể còn xuất hiện trên vai, lưng, trán. Khoảng một tuần sau sinh, lớp lông tơ này cũng biến mất. Tóc của bé cũng bắt đầu phát triển và có màu riêng biệt. Bé bắt đầu có bộ xương cứng, được chuyển từ dạng sụn mà thành. Bé vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ canxi. Xương của bé trở nên linh hoạt nhưng vẫn đủ mềm để chui qua âm đạo của mẹ, khi mẹ sinh thường. Xương của bé chỉ đủ độ cứng khi bé bước vào tuổi tập đi. Đôi tai của bé gần như đã ở đúng vị trí. Bé có khả năng quay đầu. Bé còn có thể dùng tay tạo thành nắm đấm hoặc lấy ngón tay chỉ chân mình. Lúc này, đường kính từ đầu đến mông của em bé là khoảng 93 -103mm, trọng lượng khoảng 85gram. Chân của bé phát triển dài hơn cánh tay của mình và đã có thể di chuyển tất cả các khớp xương và tứ chi. Mặc dù mí mắt vẫn còn đóng nhưng bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu bạn dùng đèn pin chiếu ở bụng, bé có khả năng di chuyển ra khỏi chùm tia sáng. Thai nhi 16 tuần: Bé biết nấc cụt, nhíu mày... Thai nhi tuần 16 đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, bé bắt đầu biết nấc cụt, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang phát triển để tiến tới hoàn thiện dần. Mẹ có thể phát hiện cơn nấc cụt của thai nhi bằng cách để ý chuyển động trong bụng. Bé bị nấc cụt, các lần chuyển động sẽ đều như tiếng kim đồng hồ và kéo dài khoảng 1-2 phút. Ngoài ra, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của con bằng cách siêu âm ở tuần này do cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. Thai nhi ở tuần 16, giới tính đã rất rõ ràng và khó có thể nhầm lẫn khi siêu âm. Ngoài ra, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của con bằng cách siêu âm ở tuần này do cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. Thai nhi ở tuần 16, giới tính đã rất rõ ràng và khó có thể nhầm lẫn khi siêu âm.
Thai nhi tuần thứ 13: bắt đầu biết mút ngón tay. Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng trái đào, dài tầm 7,3 cm và có trọng lượng khoảng 23g. Bước qua những tuần đầu tiên của giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. Trong suốt giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, hầu hết năng lượng của em bé đều dành cho sự phát triển, từ bây giờ, bé sẽ tập trung hơn vào việc tăng về cả trọng lượng và chiều dài.
Thai nhi 13 tuần, đầu vẫn là bộ phận lớn nhất cơ thể, nhưng vẫn chưa bằng nửa chiều dài của toàn bộ cơ thể mà chỉ bằng 1/3. Sự tăng trưởng về cơ thể của bé sẽ nhanh hơn khi sự phát triển ở phần đầu chậm lại. Bao phủ xung quanh lớp da của thai nhi là những chiếc lông tơ nhẹ bắt đầu xuất hiện. Những dấu vân tay đã hình thành trên ngón tay, thận đã hoàn thiện chức năng của mình bởi nếu thai nhi chẳng may nuốt phải dịch nước ối, thận sẽ bài tiết ra ngoài giống như khi bé đã ra đời.
Thai nhi 13 tuần tuổi, bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển đến mức lúc này nếu siêu âm đã có thể xác định được khá chính xác giới tính của thai nhi. Bé cũng có thể đưa ngón tay cái được vào miệng. Đây là phản xạ được hình thành từ khi trong bụng mẹ, sau này vừa chào đời bé đã có thể mút bình sữa hoặc ti mẹ.
Thai nhi 14 tuần: Bắt đầu mọc tóc. Tuần này, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ. Tuyến tiền liệt hình thành. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì buồng trứng hạ xuống vùng chậu từ ổ bụng và trong buồng trứng, bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng và cho đến khi bé chào đời sẽ chỉ có thêm 1 triệu quả trứng nữa. Những trứng này sẽ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.
Ở tuần thai thứ 14, tính từ đỉnh đầu đến mông, thai nhi cao khoảng 7 - 9 cm và có trọng lượng khoảng 70gram (khoảng bằng một quả táo). Lúc này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, ngay cả các dấu vân tay cũng đã rất rõ nét. Tóc và lông mày bắt đầu phát triển. Lông măng mọc nhiều trên cơ thể để bảo vệ làn da của bé và lớp lông này sẽ tiếp tục mọc khi bé còn ở trong bụng mẹ.
Chân bé lúc này đã mọc dài hơn so với tay, và bé đã có thể cử động tất cả các khớp tay và chân của mình. Dù mí mắt vẫn còn đóng kín, bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng mình, bé thường di chuyển để tránh khỏi chùm sáng. Lúc này, không có nhiều mùi vị để bé nếm, nhưng các vị giác của bé đang hình thành.
Tuần thai thứ 15: Em bé biết cười mỉm và học cách thở trong bụng mẹ. Bé đang lớn lên từng ngày, không chỉ là sự thay đổi của hình dáng đầu, mí mắt mà là toàn cơ thể. Bé còn mọc rất nhiều lông tơ, bao phủ toàn bộ cơ thể và giúp bảo vệ làn da của bé. Lông tơ thường biến mất trước khi bé chào đời. Nhưng ở một số bé sơ sinh, lông tơ có thể còn xuất hiện trên vai, lưng, trán. Khoảng một tuần sau sinh, lớp lông tơ này cũng biến mất. Tóc của bé cũng bắt đầu phát triển và có màu riêng biệt.
Bé bắt đầu có bộ xương cứng, được chuyển từ dạng sụn mà thành. Bé vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ canxi. Xương của bé trở nên linh hoạt nhưng vẫn đủ mềm để chui qua âm đạo của mẹ, khi mẹ sinh thường. Xương của bé chỉ đủ độ cứng khi bé bước vào tuổi tập đi. Đôi tai của bé gần như đã ở đúng vị trí. Bé có khả năng quay đầu. Bé còn có thể dùng tay tạo thành nắm đấm hoặc lấy ngón tay chỉ chân mình.
Lúc này, đường kính từ đầu đến mông của em bé là khoảng 93 -103mm, trọng lượng khoảng 85gram. Chân của bé phát triển dài hơn cánh tay của mình và đã có thể di chuyển tất cả các khớp xương và tứ chi. Mặc dù mí mắt vẫn còn đóng nhưng bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu bạn dùng đèn pin chiếu ở bụng, bé có khả năng di chuyển ra khỏi chùm tia sáng.
Thai nhi 16 tuần: Bé biết nấc cụt, nhíu mày... Thai nhi tuần 16 đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, bé bắt đầu biết nấc cụt, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang phát triển để tiến tới hoàn thiện dần. Mẹ có thể phát hiện cơn nấc cụt của thai nhi bằng cách để ý chuyển động trong bụng. Bé bị nấc cụt, các lần chuyển động sẽ đều như tiếng kim đồng hồ và kéo dài khoảng 1-2 phút.
Ngoài ra, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của con bằng cách siêu âm ở tuần này do cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. Thai nhi ở tuần 16, giới tính đã rất rõ ràng và khó có thể nhầm lẫn khi siêu âm.
Ngoài ra, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của con bằng cách siêu âm ở tuần này do cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. Thai nhi ở tuần 16, giới tính đã rất rõ ràng và khó có thể nhầm lẫn khi siêu âm.