Bé sợ tắm có thể do sợ nước. Bạn chỉ nên đổ một mực nước vừa phải trong bồn. Nước tắm không được nóng quá bởi vì các bé có phản ứng với nóng - lạnh nhạy hơn người lớn. Khi đã điều chỉnh thì bạn cũng tập cho bé làm quen với nước từ từ chứ không nên ép bé tắm ngay. Nếu bé khóc lóc hoặc có biểu hiện lạ khi chuẩn bị tắm, bạn nên dừng lại, đừng bắt bé tắm ngay cho bằng được. Vì càng ép bé càng sợ và những lần tắm sau sẽ khó khăn hơn nhiều. Bé có thể sợ tắm do dầu gội hoặc sữa tắm cứ chảy vào mắt khiến bé khó chịu. Trong trường hợp này, bạn nên cẩn thận khi xoa dầu gội, sữa tắm lên người bé. Làm một cách cẩn thận, nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau hay khó chịu. Nên dùng các loại khăn tắm lông mềm để lau người cho bé, tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé. Nếu bé khóc lóc trong khi tắm, bạn nên giữ bình tĩnh và kiên nhẫn, tránh la mắng hoặc có những hành động khiến bé sợ hãi hơn. Có thể giúp bé quên đi nỗi sợ hãi bằng cách sử dụng những đồ chơi bằng nhựa khi tắm. Bạn cũng có thể thủ thỉ với bé những câu chuyện vui về gia đình hoặc những con vật đáng yêu sẽ giúp bé thích thú hơn rất nhiều. Chọn bồn (chậu) tắm mà bé thấy thoải mái. Hầu hết các bé đều thấy yên tâm với một chiếc chậu tắm có kích thước vừa phải và mềm mại (bạn thả khăn tắm vào trong đó). Sử dụng đồ chơi tắm để đánh lạc hướng bé. Đầu tiên, có thể đưa cho bé một thứ đồ chơi rung. Sau đó, đưa cho bé cốc, bát nhựa để chơi trò đổ nước. Kể chuyện cho bé: Các bé thường thích lắng nghe những câu chuyện vui vẻ từ cha mẹ khi tắm. Bạn có thể tả cho bé nghe những kế hoạch vào ngày cuối tuần tới, việc hai mẹ con sẽ đi nhà sách hoặc về bên ngoại… Bố mẹ cùng tắm với bé: Để bố của bé giữ bé, trong khi mẹ ngồi trong bồn tắm và chơi với đồ chơi. Cần đảm bảo đó là những món đồ chơi thú vị, đủ sức hấp dẫn bé. Thổi bong bóng và thả thuyền trôi trên nước, chẳng hạn. Cuối cùng, bé sẽ muốn tham gia vui vẻ cùng mẹ. Một khi bé đã đồng ý, nên để chồng của bạn trao con cho bạn. Đừng vội vã kỳ cọ cho bé mà nên đợi bé vui vẻ mới bắt đầu tắm rửa. Có thể gội đầu cho bé sau cùng. Điều này ngăn chặn nguy cơ mất nhiệt của bé quá nhanh. Ngoài ra, với những bé không thích tắm, gội đầu được coi là phần khó khăn nhất vì hầu hết các bé không thích bị nước rơi vào mắt.
Bé sợ tắm có thể do sợ nước. Bạn chỉ nên đổ một mực nước vừa phải trong bồn. Nước tắm không được nóng quá bởi vì các bé có phản ứng với nóng - lạnh nhạy hơn người lớn. Khi đã điều chỉnh thì bạn cũng tập cho bé làm quen với nước từ từ chứ không nên ép bé tắm ngay.
Nếu bé khóc lóc hoặc có biểu hiện lạ khi chuẩn bị tắm, bạn nên dừng lại, đừng bắt bé tắm ngay cho bằng được. Vì càng ép bé càng sợ và những lần tắm sau sẽ khó khăn hơn nhiều.
Bé có thể sợ tắm do dầu gội hoặc sữa tắm cứ chảy vào mắt khiến bé khó chịu. Trong trường hợp này, bạn nên cẩn thận khi xoa dầu gội, sữa tắm lên người bé. Làm một cách cẩn thận, nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau hay khó chịu. Nên dùng các loại khăn tắm lông mềm để lau người cho bé, tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé.
Nếu bé khóc lóc trong khi tắm, bạn nên giữ bình tĩnh và kiên nhẫn, tránh la mắng hoặc có những hành động khiến bé sợ hãi hơn. Có thể giúp bé quên đi nỗi sợ hãi bằng cách sử dụng những đồ chơi bằng nhựa khi tắm. Bạn cũng có thể thủ thỉ với bé những câu chuyện vui về gia đình hoặc những con vật đáng yêu sẽ giúp bé thích thú hơn rất nhiều.
Chọn bồn (chậu) tắm mà bé thấy thoải mái. Hầu hết các bé đều thấy yên tâm với một chiếc chậu tắm có kích thước vừa phải và mềm mại (bạn thả khăn tắm vào trong đó).
Sử dụng đồ chơi tắm để đánh lạc hướng bé. Đầu tiên, có thể đưa cho bé một thứ đồ chơi rung. Sau đó, đưa cho bé cốc, bát nhựa để chơi trò đổ nước.
Kể chuyện cho bé: Các bé thường thích lắng nghe những câu chuyện vui vẻ từ cha mẹ khi tắm. Bạn có thể tả cho bé nghe những kế hoạch vào ngày cuối tuần tới, việc hai mẹ con sẽ đi nhà sách hoặc về bên ngoại…
Bố mẹ cùng tắm với bé: Để bố của bé giữ bé, trong khi mẹ ngồi trong bồn tắm và chơi với đồ chơi. Cần đảm bảo đó là những món đồ chơi thú vị, đủ sức hấp dẫn bé. Thổi bong bóng và thả thuyền trôi trên nước, chẳng hạn. Cuối cùng, bé sẽ muốn tham gia vui vẻ cùng mẹ. Một khi bé đã đồng ý, nên để chồng của bạn trao con cho bạn. Đừng vội vã kỳ cọ cho bé mà nên đợi bé vui vẻ mới bắt đầu tắm rửa.
Có thể gội đầu cho bé sau cùng. Điều này ngăn chặn nguy cơ mất nhiệt của bé quá nhanh. Ngoài ra, với những bé không thích tắm, gội đầu được coi là phần khó khăn nhất vì hầu hết các bé không thích bị nước rơi vào mắt.