Trẻ có 2 hành động bất thường này là người thông minh

Google News

Những hành động kỳ lạ của trẻ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao. Vì vậy cha mẹ đừng vội chê trách hay mắng mỏ trẻ.

Có thể bạn chưa biết, có nhiều nhà bác học đã từng là một đứa trẻ bất thường. Chẳng hạn như Einstein từng bị cho là đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ. 

Năm 4 tuổi, Einstein vẫn chưa biết nói. Tới khi đi học, ông bị thầy cô, bạn bè chê bai là ngốc nghếch. Thậm chí thầy hiệu trưởng còn tuyên bố: "Đứa trẻ này mai sau sẽ chẳng làm được gì".

So với những đứa trẻ đồng trang lứa, Einstein chỉ thích ngồi tĩnh lặng suy nghĩ và đặt những câu hỏi lạ lùng.

Einstein may mắn vì có một người mẹ luôn biết động viên con. Còn bố của Einstein thì nhận ra được những ưu điểm của con. Với sự ủng hộ hết mình của bố mẹ mà Einstein sau đó đạt những thành tích tuyệt vời trong sự nghiệp nghiên cứu Vật lý. 

Tre co 2 hanh dong bat thuong nay la nguoi thong minh
Einstein lúc nhỏ từng bị cho là đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Vậy nên nếu cha mẹ thấy con có 2 biểu hiện bất thường này thì chứng tỏ trẻ là người rất thông minh. 

Thích thò tay, chui đầu vào lỗ

Có lẽ không ít gia đình từng rơi vào tình huống éo le như con chui đầu qua khe hàng rào, ống nước,… rồi bị kẹt lại. Khi con rơi vào tình huống như vậy hẳn cha mẹ sẽ vừa bực bội vừa lo lắng. 

Giải thích cho hành động này của trẻ, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là vì trẻ đang muốn khám phá không gian xung quanh. Dấu hiệu này chứng tỏ trẻ có IQ cao. Theo các chuyên gia giáo dục, trẻ từ 0-6 tuổi ở trong thời kỳ nhạy cảm về không gian. Trẻ đột nhiên bị ám ảnh bởi một hành vi hoặc sở thích kỳ lạ nào đó, và "chui lỗ" là một trong những biểu hiện.

Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đang hoạt động với tốc độ cao. Bên cạnh khả năng định hướng tốt trẻ còn có trí tưởng tượng phong phú. Trong tương lai trẻ có thể học tốt các môn khoa học, hình học. 

Trẻ ngồi nói chuyện một mình

Rất nhiều phụ huynh lo ngại khi thấy con ngồi nói chuyện một mình. Thậm chí nhiều người còn quát mắng con, ngăn không cho con lặp lại hành vi này. Điều này vô tình làm gián đoạn sự tập trung, quá trình suy nghĩ logic của trẻ.

Nghiên cứu của Đại học Bangor (Anh) đã chỉ ra, một người thường xuyên nói chuyện với chính mình cho thấy: Não bộ của anh ta có chức năng nhận thức vượt xa người bình thường.

Khi một đứa trẻ tự nói chuyện với chính mình sẽ tương đương với việc chuyển hóa thông tin thành tiếp nhận thính giác, khiến não bộ hoạt động nhanh hơn, tăng khả năng tập trung tư duy và hiệu quả làm việc.

Những đứa trẻ này sau khi đi học mẫu giáo càng có xu hướng nói chuyện một mình nhiều hơn bởi lúc này trẻ đã có thêm kinh nghiệm xã hội. 

Khi nói chuyện với chính mình, trẻ đang không ngừng cố gắng tìm hiểu suy nghĩ của người khác, và suy nghĩ về giải pháp cho mọi việc. Tuy nhiên có một điều mà cha mẹ cần lưu ý. Việc trẻ nói chuyện một mình chỉ bình thường khi trẻ vẫn giao tiếp tốt với người khác. Nếu trẻ không nói chuyện với ai mà cả ngày chỉ ngồi nói một mình thì đó lại có thể là dấu hiệu của tự kỷ.

Theo Trần Thu Thuỷ/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)