Sữa chua. Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi gọi là probiotic. Có thể bạn đã biết rằng các sinh vật này sống trong ruột và có khả năng cải thiện tiêu hóa. Không những thế, chúng còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ dùng sữa chua có nguy cơ mắc cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% các bé không dùng. Quả óc chó. Quả óc chó chứa axit béo omega-3 lành mạnh, thứ rất tốt cho bạn theo nhiều cách. Các chuyên gia tin rằng omega-3 giúp cơ thể bạn chống lại đau ốm. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nó giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Quả óc chó dễ dàng trộn vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hay rắc lên ngũ cốc cho bé dùng. Thịt nạc. Thịt nạc có khả năng tăng cường hệ thống chống lại bệnh tật cho cơ thể. Đầu tiên, nó chứa protein - thứ rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Thứ hai, thịt nạc cũng chứa kẽm - chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Tỏi. Tỏi có chứa rất nhiều thành phần allicin, một chất giúp chống nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Các nhà nghiên cứu Anh đã cho 146 người sử dụng tỏi và các thực phẩm có chiết xuất tỏi trong 12 tuần và nhận thấy những người này rất ít có khả năng bị lây nhiễm cúm hay cảm lạnh. Cho trẻ ăn 1 tép tỏi mỗi ngày xào cùng thịt bò, heo hay gà có thể giúp bé tăng sức đề kháng.Canh gà. Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Nebraska phát hiện ra rằng chất Cysteine acid amin sản sinh từ thịt gà trong khi nấu canh có tác dụng hóa học tương tự như acetylcystein - một chất có trong thuốc giúp ngăn chặn sự di cư của các tế bào viêm. Bổ sung thêm gia vị tự nhiên chẳng hạn như hành và tỏi vào món canh gà, súp gà cho trẻ có thể giúp tăng sức mạnh của hệ miễn dịch cho bé. Thực phẩm chứa kẽm. Kẽm giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virut. Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta phụ thuộc vào kẽm giúp phòng chống nhiễm bệnh. Vì vậy bổ sung kẽm cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tăng cường rau, củ, quả. Bổ sung cho bé những loại rau củ quả có chứa nhiều Vitamin A và Vitamin C. Hai loại Vitamin này đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch khá quan trọng. Vitamin A bạn có thể tìm thấy ở các loại rau củ quả có màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Bổ sung cho bé bằng những món ăn như chè bí đỏ, bí đỏ xào, cháo thịt cà rốt, canh khoai tây cà rốt. Vitamin C có thể tìm thấy ở các loại hoa quả như chanh, bưởi, cam …Uống nhiều nước. Việc thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa. Khoai lang. Khoai gồm có khoai tây, khoai lang, khoai sọ… Những loại khoai này có khả năng hút nước, chất béo, các chất độc và lượng đường thừa, không những thế lại còn có lợi cho đường ruột. Thường xuyên ăn khoai sẽ giảm được nguy cơ bệnh khô mắt, tránh táo bón, nhuận tràng. Cà rốt. Nhu cầu vitamin A cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhiều hơn của người lớn, cũng có nghĩa là trẻ cần nhiều vi chất carotene, carotene giúp trẻ chống được các bệnh đường hô hấp, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, và những trẻ thiếu carotene rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong cà rốt chứa rất nhiều chất này vì thế cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn cà rốt sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Nấm. Trong nấm có chứa rất nhiều axit amin và các loại men có lợi, đặc biệt là có chứa lentinan, chất này có khả năng ức chế được sự phát triển của các vi khuẩn gây ra những bệnh máu trắng và ung thư ác tính. Ngoài ra, ăn nhiều nấm hoặc canh nấm sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng các bệnh đường hô hấp, loại bỏ các độc tố trong máu, rất có lợi cho việc phòng ngừa bệnh máu trắng ở trẻ sơ sinh. Đậu nành. Đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất cao, đó vừa là nguồn cung cấp protein cho sự phát triển của trẻ lại vừa có chứa vi chất kháng khuẩn, rất thích hợp cho trẻ. Ngoài ra, đậu nành còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, là một thức uống lí tưởng cho trẻ. Táo. Lượng dinh dưỡng trong táo rất cao, axit trong táo kích thích tiêu hóa và hấp thu, cenluloze thúc đẩy bài tiết, pectin giúp giảm tiêu chảy, kẽm góp phần tăng sức đề kháng của trẻ. Vì vậy, ăn nhiều táo sẽ tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ. Mộc nhĩ đen. Mộc nhĩ đen ăn rất thơm ngon, không ngấy, nếu ăn thường xuyên có thể giải các độc tố trong đường ruột, làm sạch hệ tiêu hóa cho trẻ; không những thế mộc nhĩ đen còn có thể ngăn ngừa được bệnh tim, máu trong mỡ cao. Hiện nay, rất nhiều trẻ bị thừa cân, lượng máu trong mỡ khá cao, cho trẻ ăn mộc nhĩ đen từ bé sẽ rất có lợi cho sức khỏe sau này.
Sữa chua. Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi gọi là probiotic. Có thể bạn đã biết rằng các sinh vật này sống trong ruột và có khả năng cải thiện tiêu hóa. Không những thế, chúng còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ dùng sữa chua có nguy cơ mắc cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% các bé không dùng.
Quả óc chó. Quả óc chó chứa axit béo omega-3 lành mạnh, thứ rất tốt cho bạn theo nhiều cách. Các chuyên gia tin rằng omega-3 giúp cơ thể bạn chống lại đau ốm. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nó giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Quả óc chó dễ dàng trộn vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hay rắc lên ngũ cốc cho bé dùng.
Thịt nạc. Thịt nạc có khả năng tăng cường hệ thống chống lại bệnh tật cho cơ thể. Đầu tiên, nó chứa protein - thứ rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Thứ hai, thịt nạc cũng chứa kẽm - chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.
Tỏi. Tỏi có chứa rất nhiều thành phần allicin, một chất giúp chống nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Các nhà nghiên cứu Anh đã cho 146 người sử dụng tỏi và các thực phẩm có chiết xuất tỏi trong 12 tuần và nhận thấy những người này rất ít có khả năng bị lây nhiễm cúm hay cảm lạnh. Cho trẻ ăn 1 tép tỏi mỗi ngày xào cùng thịt bò, heo hay gà có thể giúp bé tăng sức đề kháng.
Canh gà. Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Nebraska phát hiện ra rằng chất Cysteine acid amin sản sinh từ thịt gà trong khi nấu canh có tác dụng hóa học tương tự như acetylcystein - một chất có trong thuốc giúp ngăn chặn sự di cư của các tế bào viêm. Bổ sung thêm gia vị tự nhiên chẳng hạn như hành và tỏi vào món canh gà, súp gà cho trẻ có thể giúp tăng sức mạnh của hệ miễn dịch cho bé.
Thực phẩm chứa kẽm. Kẽm giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virut. Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta phụ thuộc vào kẽm giúp phòng chống nhiễm bệnh. Vì vậy bổ sung kẽm cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Tăng cường rau, củ, quả. Bổ sung cho bé những loại rau củ quả có chứa nhiều Vitamin A và Vitamin C. Hai loại Vitamin này đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch khá quan trọng. Vitamin A bạn có thể tìm thấy ở các loại rau củ quả có màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Bổ sung cho bé bằng những món ăn như chè bí đỏ, bí đỏ xào, cháo thịt cà rốt, canh khoai tây cà rốt. Vitamin C có thể tìm thấy ở các loại hoa quả như chanh, bưởi, cam …
Uống nhiều nước. Việc thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa.
Khoai lang. Khoai gồm có khoai tây, khoai lang, khoai sọ… Những loại khoai này có khả năng hút nước, chất béo, các chất độc và lượng đường thừa, không những thế lại còn có lợi cho đường ruột. Thường xuyên ăn khoai sẽ giảm được nguy cơ bệnh khô mắt, tránh táo bón, nhuận tràng.
Cà rốt. Nhu cầu vitamin A cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhiều hơn của người lớn, cũng có nghĩa là trẻ cần nhiều vi chất carotene, carotene giúp trẻ chống được các bệnh đường hô hấp, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, và những trẻ thiếu carotene rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong cà rốt chứa rất nhiều chất này vì thế cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn cà rốt sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Nấm. Trong nấm có chứa rất nhiều axit amin và các loại men có lợi, đặc biệt là có chứa lentinan, chất này có khả năng ức chế được sự phát triển của các vi khuẩn gây ra những bệnh máu trắng và ung thư ác tính. Ngoài ra, ăn nhiều nấm hoặc canh nấm sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng các bệnh đường hô hấp, loại bỏ các độc tố trong máu, rất có lợi cho việc phòng ngừa bệnh máu trắng ở trẻ sơ sinh.
Đậu nành. Đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất cao, đó vừa là nguồn cung cấp protein cho sự phát triển của trẻ lại vừa có chứa vi chất kháng khuẩn, rất thích hợp cho trẻ. Ngoài ra, đậu nành còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, là một thức uống lí tưởng cho trẻ.
Táo. Lượng dinh dưỡng trong táo rất cao, axit trong táo kích thích tiêu hóa và hấp thu, cenluloze thúc đẩy bài tiết, pectin giúp giảm tiêu chảy, kẽm góp phần tăng sức đề kháng của trẻ. Vì vậy, ăn nhiều táo sẽ tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ.
Mộc nhĩ đen. Mộc nhĩ đen ăn rất thơm ngon, không ngấy, nếu ăn thường xuyên có thể giải các độc tố trong đường ruột, làm sạch hệ tiêu hóa cho trẻ; không những thế mộc nhĩ đen còn có thể ngăn ngừa được bệnh tim, máu trong mỡ cao. Hiện nay, rất nhiều trẻ bị thừa cân, lượng máu trong mỡ khá cao, cho trẻ ăn mộc nhĩ đen từ bé sẽ rất có lợi cho sức khỏe sau này.