Cá là nguồn thực phẩm giàu protein, omega 3 axit, DHA và EPA. Thêm vào đó, trong cá cũng chứa rất ít thành phần chất béo gây hại cho cơ thể so với những nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác. Mẹ nên bổ sung cá ít nhất hai bữa một tuần. Chất béo trong nó là vô hại vì vậy mẹ không cần lo lắng con ăn quá nhiều. Khi chế biến món cá, mẹ nên dùng dấm hoặc nước muối rửa hết mùi tanh. Để tránh cho bé khỏi nguy cơ bị dị ứng thực phẩm và an toàn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé thì mẹ nên cho bé ăn cá khi bé đủ 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu con bạn hoàn toàn không có tiền sử gia đình dị ứng thực phẩm hoặc bệnh hen suyễn thì bé cũng có thể ăn sớm hơn.Mẹ cũng nên chọn loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp. Đối với trẻ nhỏ tốt nhất bạn nên cho bé ăn những loại cá có thịt màu trắng, vì loại cá này giúp trẻ dễ tiêu hóa và có nguy cơ rất thấp gây nên chứng dị ứng. Những loại như cá rô phi, cà hồi, cá chim, cá bơn, cá thu rất thích hợp cho bé yêu. Nên tránh cho trẻ ăn những loại cá như cá kiếm, cá mập, cá ngừ bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao và gây nên những ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não cũng như hệ thống các dây thần kinh, dẫn tới ngộ độc. Mẹ có thể luộc, chiên hoặc nướng cá trước khi nấu bột hoặc cháo cho bé. Chú ý cá có nhiều xương, vì vậy mẹ nên dùng tay gỡ thịt cá để có thể loại bỏ được những chiếc xương cá nhỏ nhất có thể gây nguy hiểm cho bé. Luôn đảm bảo cá được nấu chín để tránh vi khuẩn từ thực phẩm và vi rút có thể phát triển mạnh trong cá sống hoặc nấu chưa chín. Những con cá còn tươi thì mắt rất sáng và linh hoạt. Một số loại cá, mắt có thể lồi ra một chút. Mang cá có màu đỏ hoặc hồng. Nếu ấn nhẹ vào mình cá mà thịt lại bật trở lại về nguyên trạng. Ngoài ra, vảy cá phải xếp chặt khít và sáng bóng thì đó là cá tươi.
Cá là nguồn thực phẩm giàu protein, omega 3 axit, DHA và EPA. Thêm vào đó, trong cá cũng chứa rất ít thành phần chất béo gây hại cho cơ thể so với những nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác.
Mẹ nên bổ sung cá ít nhất hai bữa một tuần. Chất béo trong nó là vô hại vì vậy mẹ không cần lo lắng con ăn quá nhiều. Khi chế biến món cá, mẹ nên dùng dấm hoặc nước muối rửa hết mùi tanh.
Để tránh cho bé khỏi nguy cơ bị dị ứng thực phẩm và an toàn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé thì mẹ nên cho bé ăn cá khi bé đủ 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu con bạn hoàn toàn không có tiền sử gia đình dị ứng thực phẩm hoặc bệnh hen suyễn thì bé cũng có thể ăn sớm hơn.
Mẹ cũng nên chọn loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp. Đối với trẻ nhỏ tốt nhất bạn nên cho bé ăn những loại cá có thịt màu trắng, vì loại cá này giúp trẻ dễ tiêu hóa và có nguy cơ rất thấp gây nên chứng dị ứng. Những loại như cá rô phi, cà hồi, cá chim, cá bơn, cá thu rất thích hợp cho bé yêu.
Nên tránh cho trẻ ăn những loại cá như cá kiếm, cá mập, cá ngừ bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao và gây nên những ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não cũng như hệ thống các dây thần kinh, dẫn tới ngộ độc.
Mẹ có thể luộc, chiên hoặc nướng cá trước khi nấu bột hoặc cháo cho bé. Chú ý cá có nhiều xương, vì vậy mẹ nên dùng tay gỡ thịt cá để có thể loại bỏ được những chiếc xương cá nhỏ nhất có thể gây nguy hiểm cho bé. Luôn đảm bảo cá được nấu chín để tránh vi khuẩn từ thực phẩm và vi rút có thể phát triển mạnh trong cá sống hoặc nấu chưa chín.
Những con cá còn tươi thì mắt rất sáng và linh hoạt. Một số loại cá, mắt có thể lồi ra một chút. Mang cá có màu đỏ hoặc hồng. Nếu ấn nhẹ vào mình cá mà thịt lại bật trở lại về nguyên trạng. Ngoài ra, vảy cá phải xếp chặt khít và sáng bóng thì đó là cá tươi.