Bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Cảm cúm. Thời tiết mùa thu hay thay đổi bất thường, đặc điểm lúc nóng lúc lạnh mùa này khiến hệ miễn dịch của cơ thể rất khó điều chỉnh kịp thời, do đó virus cảm cúm càng có cơ hội tấn công sức khỏe của trẻ. Dấu hiệu bị cúm là đau đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm khắp toàn thân, đau họng, ho... Thuốc để điều trị cảm cúm hàng đầu vẫn là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng phải được dùng theo liều lượng quy định và có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tai biến đáng tiếc. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi, ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin C để nâng cơ sức đề kháng của cơ thể và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Dị ứng da. Dị ứng da là một loại bệnh rất phổ biến vào mùa thu. Nhiệt độ giảm, hanh khô là lúc bệnh dị ứng này có cơ hội phát triển. Dị ứng da có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính, có thể tại chỗ hoặc toàn thân. Để giảm thiểu sự trầm trọng của dị ứng bạn nên đặc biệt chú ý đến không khí trong nhà sao cho thông thoáng, sạch sẽ bởi mùa thu thường có nhiều loại côn trùng xuất hiện hơn. Viêm đường hô hấp. Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp. Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Sốt xuất huyết. Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa cuối hè, đầu thu, hoặc khi không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu… Tiêu chảy. Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng. Biểu hiện: Thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.
Bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.
Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Cảm cúm. Thời tiết mùa thu hay thay đổi bất thường, đặc điểm lúc nóng lúc lạnh mùa này khiến hệ miễn dịch của cơ thể rất khó điều chỉnh kịp thời, do đó virus cảm cúm càng có cơ hội tấn công sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu bị cúm là đau đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm khắp toàn thân, đau họng, ho... Thuốc để điều trị cảm cúm hàng đầu vẫn là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng phải được dùng theo liều lượng quy định và có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tai biến đáng tiếc. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi, ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin C để nâng cơ sức đề kháng của cơ thể và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Dị ứng da. Dị ứng da là một loại bệnh rất phổ biến vào mùa thu. Nhiệt độ giảm, hanh khô là lúc bệnh dị ứng này có cơ hội phát triển. Dị ứng da có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính, có thể tại chỗ hoặc toàn thân. Để giảm thiểu sự trầm trọng của dị ứng bạn nên đặc biệt chú ý đến không khí trong nhà sao cho thông thoáng, sạch sẽ bởi mùa thu thường có nhiều loại côn trùng xuất hiện hơn.
Viêm đường hô hấp. Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp. Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng.
Sốt xuất huyết. Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa cuối hè, đầu thu, hoặc khi không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu…
Tiêu chảy. Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng. Biểu hiện: Thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.