Lắc bé khi bế. Khi bế bé, bạn chú ý không nên lắc mạnh, như vậy bạn đã vô tình làm hại đến bé đặc biệt là rất nguy hiểm đối với những bé từ 10 tháng tuổi trở xuống. Thời gian đó, cổ của bé còn rất yếu, chưa đủ sức nâng đầu bé, não của bé rất mềm và chưa cố định. Khi bạn lắc, phần não của bé bị trấn động, va chạm vào hộp sọ, các mạch máu nhỏ bị rách, chảy máu và gây tổn thương trong não. Bé càng nhỏ tuổi thì càng nguy hiểm, đặc biệt là các bé từ 10 tháng tuổi trở xuống. Ngại tắm cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ rất ngại việc tắm cho trẻ vì cho rằng việc tắm sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh và ốm. Tuy nhiên, việc tắm cho trẻ là rất cần thiết. Vì trẻ mới sinh liên tục bong các lớp niêm mạc cũ tiếp xúc với dịch ối khi bé còn trong bụng mẹ, nên việc tắm rửa sẽ đem lại cho bé cảm giác sạch sẽ dễ chịu. Khi trẻ ốm bệnh vẫn nên lau rửa thay quần áo cho bé. Cho trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp. Nhiều phụ huynh đặt con nằm sấp để tránh bị trớ. Nhưng theo kết quả nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho thấy trẻ ngủ nằm sấp trên một tấm chăn mềm có nguy cơ bị SIDS ( Hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột ) hoặc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn so với trẻ sơ sinh ngủ nằm ngửa do khi nằm sấp trên tấm chăn mềm, trẻ có nguy cơ ngạt thở cao hơn. Cố gắng bịt miệng khi bé khóc. Nhiều bà mẹ cho rằng đây là cách đe dọa, khiến bé ngừng khóc mà không gây hậu quả nghiêm trọng gì. Tuy nhiên, khi bé khóc, phản ứng hấp thu oxy bên ngoài yếu hơn bình thường, hành động bịt miệng này có thể khiến bé bị ngạt, thậm chí gây nên tình trạng mặt mũi bé tím tái, xanh xao… Mớm cho bé thức ăn của bạn. Nếu bé còn quá nhỏ, hành vi mớm thức ăn của bạn có thể là nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ. Với bé đến tuổi ăn dặm, việc mớm thức ăn cũng không được khuyến khích. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, hệ tiêu hóa ở người lớn và ở bé không giống nhau. Vì vậy, bé có thể không hấp thu được lượng thức ăn khi bạn mớm cho bé hoặc nhiều loại thức ăn không phù hợp, có thể gây hại cho sức khỏe bé. Để bụng bé bị nhiễm lạnh. Bụng của bé vô cùng mẫn cảm với nhiệt độ không khí, và sợ nhất là bị lạnh. Khi bụng bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột sẽ tăng lên gây ra đau bụng, đi ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé dẫn đến sức đề kháng giảm và bé sẽ dễ bị mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn. Dùng nước quá nóng để rửa chân cho bé. Dùng nước nóng để rửa chân hoặc ngâm chân thường được các cha mẹ áp dụng khi chân nhức mỏi, nhưng nếu ta cũng áp dụng cách đó với bé thì là một sai lầm rất lớn. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường. Lấy ráy tai cho bé. Ráy tai cũng có những công dụng nhất định của nó, ví dụ như cản bụi bẩn, côn trùng bay vào tai, giảm tiếng ồn, bảo vệ màng nhĩ… Đôi tai của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, da và sụn còn rất mềm. Các mẹ lấy ráy tai cho bé nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm rách lớp da mỏng manh trong tai gây ra viêm nhiễm, nặng hơn là có thể làm tổn thương màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực của bé. Chọc bé cười lúc bé đang ăn. Phần yết hầu là cửa ngõ của khí quản và thực quản, vừa ăn vừa cười rất dễ khiến cho thức ăn rơi vào khí quản, gây ho không dứt. Nếu những thức ăn cứng rơi vào khí quản thì rất có thể thức ăn đó sẽ bịt mất khí quản hoặc một nhánh của khí quản, khiến việc hô hấp của bé gặp khó khăn, rất nguy hiểm đối với bé.
Lắc bé khi bế. Khi bế bé, bạn chú ý không nên lắc mạnh, như vậy bạn đã vô tình làm hại đến bé đặc biệt là rất nguy hiểm đối với những bé từ 10 tháng tuổi trở xuống. Thời gian đó, cổ của bé còn rất yếu, chưa đủ sức nâng đầu bé, não của bé rất mềm và chưa cố định.
Khi bạn lắc, phần não của bé bị trấn động, va chạm vào hộp sọ, các mạch máu nhỏ bị rách, chảy máu và gây tổn thương trong não. Bé càng nhỏ tuổi thì càng nguy hiểm, đặc biệt là các bé từ 10 tháng tuổi trở xuống.
Ngại tắm cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ rất ngại việc tắm cho trẻ vì cho rằng việc tắm sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh và ốm. Tuy nhiên, việc tắm cho trẻ là rất cần thiết. Vì trẻ mới sinh liên tục bong các lớp niêm mạc cũ tiếp xúc với dịch ối khi bé còn trong bụng mẹ, nên việc tắm rửa sẽ đem lại cho bé cảm giác sạch sẽ dễ chịu. Khi trẻ ốm bệnh vẫn nên lau rửa thay quần áo cho bé.
Cho trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp. Nhiều phụ huynh đặt con nằm sấp để tránh bị trớ. Nhưng theo kết quả nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho thấy trẻ ngủ nằm sấp trên một tấm chăn mềm có nguy cơ bị SIDS ( Hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột ) hoặc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn so với trẻ sơ sinh ngủ nằm ngửa do khi nằm sấp trên tấm chăn mềm, trẻ có nguy cơ ngạt thở cao hơn.
Cố gắng bịt miệng khi bé khóc. Nhiều bà mẹ cho rằng đây là cách đe dọa, khiến bé ngừng khóc mà không gây hậu quả nghiêm trọng gì. Tuy nhiên, khi bé khóc, phản ứng hấp thu oxy bên ngoài yếu hơn bình thường, hành động bịt miệng này có thể khiến bé bị ngạt, thậm chí gây nên tình trạng mặt mũi bé tím tái, xanh xao…
Mớm cho bé thức ăn của bạn. Nếu bé còn quá nhỏ, hành vi mớm thức ăn của bạn có thể là nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ. Với bé đến tuổi ăn dặm, việc mớm thức ăn cũng không được khuyến khích. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, hệ tiêu hóa ở người lớn và ở bé không giống nhau. Vì vậy, bé có thể không hấp thu được lượng thức ăn khi bạn mớm cho bé hoặc nhiều loại thức ăn không phù hợp, có thể gây hại cho sức khỏe bé.
Để bụng bé bị nhiễm lạnh. Bụng của bé vô cùng mẫn cảm với nhiệt độ không khí, và sợ nhất là bị lạnh. Khi bụng bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột sẽ tăng lên gây ra đau bụng, đi ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé dẫn đến sức đề kháng giảm và bé sẽ dễ bị mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn.
Dùng nước quá nóng để rửa chân cho bé. Dùng nước nóng để rửa chân hoặc ngâm chân thường được các cha mẹ áp dụng khi chân nhức mỏi, nhưng nếu ta cũng áp dụng cách đó với bé thì là một sai lầm rất lớn. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường.
Lấy ráy tai cho bé. Ráy tai cũng có những công dụng nhất định của nó, ví dụ như cản bụi bẩn, côn trùng bay vào tai, giảm tiếng ồn, bảo vệ màng nhĩ… Đôi tai của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, da và sụn còn rất mềm. Các mẹ lấy ráy tai cho bé nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm rách lớp da mỏng manh trong tai gây ra viêm nhiễm, nặng hơn là có thể làm tổn thương màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực của bé.
Chọc bé cười lúc bé đang ăn. Phần yết hầu là cửa ngõ của khí quản và thực quản, vừa ăn vừa cười rất dễ khiến cho thức ăn rơi vào khí quản, gây ho không dứt. Nếu những thức ăn cứng rơi vào khí quản thì rất có thể thức ăn đó sẽ bịt mất khí quản hoặc một nhánh của khí quản, khiến việc hô hấp của bé gặp khó khăn, rất nguy hiểm đối với bé.