Áp dụng thuốc người lớn cho trẻ nhỏ. Một điều luôn phải ghi nhớ là trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Điều đó nói lên sự khác biệt căn bản giữa trẻ em và người lớn chính là thể trạng sinh lý của trẻ không biểu hiện sự trưởng thành mọi mặt như người lớn. Cơ thể trẻ chưa được trang bị các khả năng chuyển hóa đầy đủ để dễ dàng đào thải, phương thức loại trừ độc chất ra khỏi cơ thể cũng không mạnh mẽ như của người lớn. Vì vậy có thể cùng một chứng bệnh không thể mang đơn thuốc của người lớn ra dùng cho trẻ em với liều lượng thấp hơn. Với việc sử dụng thuốc và liều lượng thuốc không thích hợp, thuốc sẽ dễ dàng và nhanh chóng tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc. Tuyệt đối không tự động chia liều thuốc người lớn nhỏ ra để cho trẻ nhỏ uống nếu không có chỉ định của thầy thuốc.Tự đoán bệnh, tự mua thuốc cho con uống. Khi con mình bị bệnh, thay vì đưa con đi bác sĩ khám, một số bố mẹ đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc cho trẻ dùng. Trong một số ít trường hợp, việc tự ý dùng thuốc cho trẻ chỉ bị rối loạn nhẹ không dẫn đến sự nguy hại nào. Việc tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể trở thành “sự lạm dụng thuốc một cách tự ý” dẫn đến các tác hại không thể lường hết cho trẻ. Bố mẹ sử dụng toa thuốc cũ đã được bác sĩ ghi trước đây để mua thuốc cho trẻ dùng khi trẻ bị bệnh. Cần biết, một toa thuốc bác sĩ ghi sau khi khám chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó thôi. Dùng lại toa thuốc cũ bởi vì các bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình bị bệnh cũ tái phát. Nhưng nên lưu ý bệnh cũ có thể bị tái phát nhưng lần này tiến triển đến mức nặng hơn.
Bố mẹ đã cất giữ thuốc không tốt để trẻ có thể tự tiện dùng thuốc. Báo chí đã đưa tin về một số trường hợp trẻ đã lấy thuốc mà bố mẹ cất giữ không tốt để tự tử. Hoặc bố mẹ dùng thuốc chống nôn dạng băng dán lên da và sau đó gỡ băng dán bỏ bừa bãi (thay vì bỏ vào thùng rác có nắp đậy cẩn thận) để trẻ lấy dán vào da của chúng và bị ngộ độc. Thời điểm dùng thuốc không đúng. Có một số loại thuốc chỉ dùng khi bệnh mới xuất hiện. Khi bệnh đã thuyên giảm thì ngừng sử dụng, không được sử dụng lâu. Ví dụ, thuốc giảm sốt thường khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn 39oC thì mới dùng, nếu tiếp tục sốt không giảm thì 4-6 tiếng sau lại uống tiếp. Sau khi hạ sốt thì không cần phải uống thêm nữa. Cho con uống chung thuốc với sữa. Một số mẹ thích cho thuốc trộn chung với sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, không nên chọn cách này. Trong sữa có nhiều chất khoáng nên có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. Chưa kể, do sữa nhiều canxi nên canxi khi tác dụng với thuốc, sẽ tạo thành kết tủa khó tan, khiến cơ thể không hấp thu được. Không để tâm đến hạn sử dụng và bảo quản thuốc. Mẹ cần kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các loại thuốc trước khi cho bé uống. Luôn đậy nắp sau mỗi lần dùng thuốc và bảo quản thuốc đúng theo chỉ dẫn, thường là ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Hãy đặc biệt cẩn thận với thuốc chứa vitamin vì chúng có thể gây ngộ độc nặng cho bé dưới 3 tuổi.
Áp dụng thuốc người lớn cho trẻ nhỏ. Một điều luôn phải ghi nhớ là trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Điều đó nói lên sự khác biệt căn bản giữa trẻ em và người lớn chính là thể trạng sinh lý của trẻ không biểu hiện sự trưởng thành mọi mặt như người lớn. Cơ thể trẻ chưa được trang bị các khả năng chuyển hóa đầy đủ để dễ dàng đào thải, phương thức loại trừ độc chất ra khỏi cơ thể cũng không mạnh mẽ như của người lớn.
Vì vậy có thể cùng một chứng bệnh không thể mang đơn thuốc của người lớn ra dùng cho trẻ em với liều lượng thấp hơn. Với việc sử dụng thuốc và liều lượng thuốc không thích hợp, thuốc sẽ dễ dàng và nhanh chóng tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc. Tuyệt đối không tự động chia liều thuốc người lớn nhỏ ra để cho trẻ nhỏ uống nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
Tự đoán bệnh, tự mua thuốc cho con uống. Khi con mình bị bệnh, thay vì đưa con đi bác sĩ khám, một số bố mẹ đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc cho trẻ dùng. Trong một số ít trường hợp, việc tự ý dùng thuốc cho trẻ chỉ bị rối loạn nhẹ không dẫn đến sự nguy hại nào. Việc tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể trở thành “sự lạm dụng thuốc một cách tự ý” dẫn đến các tác hại không thể lường hết cho trẻ.
Bố mẹ sử dụng toa thuốc cũ đã được bác sĩ ghi trước đây để mua thuốc cho trẻ dùng khi trẻ bị bệnh. Cần biết, một toa thuốc bác sĩ ghi sau khi khám chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó thôi. Dùng lại toa thuốc cũ bởi vì các bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình bị bệnh cũ tái phát. Nhưng nên lưu ý bệnh cũ có thể bị tái phát nhưng lần này tiến triển đến mức nặng hơn.
Bố mẹ đã cất giữ thuốc không tốt để trẻ có thể tự tiện dùng thuốc. Báo chí đã đưa tin về một số trường hợp trẻ đã lấy thuốc mà bố mẹ cất giữ không tốt để tự tử. Hoặc bố mẹ dùng thuốc chống nôn dạng băng dán lên da và sau đó gỡ băng dán bỏ bừa bãi (thay vì bỏ vào thùng rác có nắp đậy cẩn thận) để trẻ lấy dán vào da của chúng và bị ngộ độc.
Thời điểm dùng thuốc không đúng. Có một số loại thuốc chỉ dùng khi bệnh mới xuất hiện. Khi bệnh đã thuyên giảm thì ngừng sử dụng, không được sử dụng lâu. Ví dụ, thuốc giảm sốt thường khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn 39oC thì mới dùng, nếu tiếp tục sốt không giảm thì 4-6 tiếng sau lại uống tiếp. Sau khi hạ sốt thì không cần phải uống thêm nữa.
Cho con uống chung thuốc với sữa. Một số mẹ thích cho thuốc trộn chung với sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, không nên chọn cách này. Trong sữa có nhiều chất khoáng nên có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. Chưa kể, do sữa nhiều canxi nên canxi khi tác dụng với thuốc, sẽ tạo thành kết tủa khó tan, khiến cơ thể không hấp thu được.
Không để tâm đến hạn sử dụng và bảo quản thuốc. Mẹ cần kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các loại thuốc trước khi cho bé uống. Luôn đậy nắp sau mỗi lần dùng thuốc và bảo quản thuốc đúng theo chỉ dẫn, thường là ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Hãy đặc biệt cẩn thận với thuốc chứa vitamin vì chúng có thể gây ngộ độc nặng cho bé dưới 3 tuổi.