Ưu tiên đạm quá nhiều. Nhiều mẹ nghĩ, đạm tốt nên khi nấu ăn cho bé cho thật nhiều chất đạm. Tuy nhiên, đạm nhiều sẽ làm cho trẻ khó tiêu hóa và có khi nó còn gây tác dụng ngược. Ăn dặm không đúng độ tuổi. Mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm hoặc quá nhiều hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và còn gây ra chứng không chóng lớn. Trẻ ăn không tiêu, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa. Tẩm bổ vô tội vạ. Nhiều cha mẹ nghĩ, con còi cọc nên cố gắng cho bé ăn bào ngư, vi cá, sữa ong chúa … để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng theo cách này là phản khoa học, gây mất cân bằng dinh dưỡng và nội tiết ở trẻ. Thường xuyên nấu món bé thích ăn. Làm cách này, vô tình mẹ tạo cho bé thói quen ăn đơn dạng. Các bà mẹ cần biết, mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn cho trẻ, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ không thích và ăn rất ít, nhưng sau đó trẻ sẽ dần quen. Song, mẹ phải thay đổi để thực đơn của bé được đầy đủ dưỡng chất.Xay nhuyễn thức ăn. Tùy độ tuổi bé ăn dặm có thể xay nhuyễn hay không. Thông thường dưới 1 năm mẹ nên xay nhuyễn để hệ tiêu hóa của bé dễ hoạt động. tuy nhiên, trên 1 tuổi, thức ăn xay nhuyễn sẽ làm mất đi cơ hội học nhai của bé. Hãy tập cho con học nhai và xúc trước tuổi bé đi học mẫu giáo. Chỉ cho bé ăn nước hầm. Nếu mẹ chỉ dùng nước hầm để nấu cháo hay bột cho bé thì trẻ dễ còi cọc suy dinh dưỡng. Phần đạm nằm ở bã thịt, mẹ hãy dằm nhỏ hoặc xay bã cho con ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Giảm khẩu phần ăn khi trẻ ốm. Khi bé bị bệnh và cảm thấy không ngon miệng thì mẹ cũng không nên giảm phần ăn. Mẹ nên thay vào những loại thức ăn mà con thích để có thể kích thích vị giác của bé. Nếu bé ăn quá ít thì có thể ăn thành nhiều bữa gần nhau, có thể cho bé ăn nhiều món trong một bữa để bổ sung dinh dưỡng. Ăn ít hoa quả, uống ít nước. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ chưa biết đòi uống khi khát, mẹ cần chú ý cho bé uống nước đầy đủ, đặc biệt trong những ngày hè nóng nực.
Ưu tiên đạm quá nhiều. Nhiều mẹ nghĩ, đạm tốt nên khi nấu ăn cho bé cho thật nhiều chất đạm. Tuy nhiên, đạm nhiều sẽ làm cho trẻ khó tiêu hóa và có khi nó còn gây tác dụng ngược.
Ăn dặm không đúng độ tuổi. Mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm hoặc quá nhiều hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và còn gây ra chứng không chóng lớn. Trẻ ăn không tiêu, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa.
Tẩm bổ vô tội vạ. Nhiều cha mẹ nghĩ, con còi cọc nên cố gắng cho bé ăn bào ngư, vi cá, sữa ong chúa … để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng theo cách này là phản khoa học, gây mất cân bằng dinh dưỡng và nội tiết ở trẻ.
Thường xuyên nấu món bé thích ăn. Làm cách này, vô tình mẹ tạo cho bé thói quen ăn đơn dạng. Các bà mẹ cần biết, mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn cho trẻ, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ không thích và ăn rất ít, nhưng sau đó trẻ sẽ dần quen. Song, mẹ phải thay đổi để thực đơn của bé được đầy đủ dưỡng chất.
Xay nhuyễn thức ăn. Tùy độ tuổi bé ăn dặm có thể xay nhuyễn hay không. Thông thường dưới 1 năm mẹ nên xay nhuyễn để hệ tiêu hóa của bé dễ hoạt động. tuy nhiên, trên 1 tuổi, thức ăn xay nhuyễn sẽ làm mất đi cơ hội học nhai của bé. Hãy tập cho con học nhai và xúc trước tuổi bé đi học mẫu giáo.
Chỉ cho bé ăn nước hầm. Nếu mẹ chỉ dùng nước hầm để nấu cháo hay bột cho bé thì trẻ dễ còi cọc suy dinh dưỡng. Phần đạm nằm ở bã thịt, mẹ hãy dằm nhỏ hoặc xay bã cho con ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Giảm khẩu phần ăn khi trẻ ốm. Khi bé bị bệnh và cảm thấy không ngon miệng thì mẹ cũng không nên giảm phần ăn. Mẹ nên thay vào những loại thức ăn mà con thích để có thể kích thích vị giác của bé. Nếu bé ăn quá ít thì có thể ăn thành nhiều bữa gần nhau, có thể cho bé ăn nhiều món trong một bữa để bổ sung dinh dưỡng.
Ăn ít hoa quả, uống ít nước. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ chưa biết đòi uống khi khát, mẹ cần chú ý cho bé uống nước đầy đủ, đặc biệt trong những ngày hè nóng nực.