Khi một đứa trẻ mới chào đời ở Nhật Bản, các bệnh viện sẽ gói dây rốn trong một chiếc hộp và tặng cho người mẹ. Thỉnh thoảng, người ta cũng đặt những con búp bê tượng trung cho đứa trẻ đang ngủ. Người Nhật tin rằng, việc giữ dây rốn theo cách này sẽ làm thắt chặt tình cảm giữa mẹ và con.
Ở Đan Mạch và Thụy Điển, người ta sẽ để những đứa trẻ sơ sinh ngủ trưa ngoài trời hoặc ở ban công, vỉa hè, trong khi bố mẹ thảnh thơi nghỉ ngơi trong quán cà phê. Bên cạnh đó, hầu hết nhà trẻ cũng để bé ngủ ngoài trời, mặc dù nhiệt độ có khi xuống dưới 0 độ C.
Người dân Đan Mạch và Thụy Điển quan niệm rằng, việc để trẻ sơ sinh ngủ trưa ngoài trời sẽ giúp chúng hít thở không khí trong lành và tăng cường sức đề kháng với bệnh tật.Trong 75 năm qua, chính phủ Phần Lan đều tặng cho các bà bầu một chiếc hộp đặc biệt. Hộp quà này gồm nhiều vật dụng cho trẻ sơ sinh như quần áo, khăn trải giường, đồ chơi. Bên cạnh đó, các bà mẹ có thể chọn món quà hoặc tiền mặt có giá trị tương đương 190 USD. Tại Ai Cập, người ta sẽ làm một buổi lễ chào mừng sau khi đứa trẻ chào đời 1 tuần. Người lớn sẽ đặt đứa trẻ trong 1 chiếc sàng trùm vải trắng rồi lắc nhẹ. Tiếp đó, người ta đặt em bé vào một chiếc chăn trên sàn nhà, cạnh đó đặt một con dao để xua đuổi tà ma, trong khi khách mời sẽ rắc gạo, vàng, quà tặng. Người mẹ cũng bước qua đứa trẻ 7 lần để cầu xin thần thánh ban phước lành cho con. Khi đứa trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, các ông bố bà mẹ Armenia tổ chức buổi lễ có tên Agra Hadig. Họ đặt đứa trẻ trên sàn nhà và bao quanh nó là các đồ vật mang tính biểu tượng như ống nghe, dao trộn, sách... Tiếp đó, bố mẹ cổ vũ đứa trẻ chọn ra đồ vật yêu thích. Theo quan niệm của người Armenia, đứa trẻ chọn đồ vật nào sẽ tương ứng với tương lai sau này. Theo quan niệm của người Trung Quốc, khi bé tròn 1 tháng tuổi là thời điểm quan trọng trong cuộc đời của đứa trẻ. Vào ngày này, gia đình và bạn bè sẽ đến chúc mừng, tặng quà cho đứa trẻ. Bố mẹ đứa trẻ cũng tặng quà cho bạn bè, người thân của họ. Món quà thường là những quả trứng màu đỏ, biểu tượng cho cuộc sống hài hòa, hạnh phúc.Theo truyền thống của người Jamaica, sau khi bà mẹ sinh con, người ta sẽ chôn nhau và dây rốn ở một vị trí đặc biệt rồi trồng một thân cây lên đó. Thân cây sẽ do đích thân bố mẹ, hoặc người thân trong gia đình chọn.
Theo quan niệm của người Jamaica, cây non này là biểu tượng dạy cho đứa trẻ về trách nhiệm trong cuộc sống. Ở Bali, Indonesia, người lớn sẽ không để chân đứa trẻ chạm đất cho đến khi em bé tròn 210 ngày tuổi. Người Bali quan niệm rằng, đứa trẻ là đại diện cho các vị thần ở thiên đường. Việc chạm đất sẽ biến đứa trẻ trở thành một con người hoàn toàn.
Ở Trinidad và Tobago, khi người thân đến thăm trẻ sơ sinh, họ thường đặt tiền vào tay em bé để cầu mong sự giàu có và an lành đến với em. Sau khi một đứa trẻ chào đời khoảng 7 ngày ở Nigeria, bố mẹ sẽ cho chúng uống nước để cầu mong em bé sau này không có kẻ thù. Ngoài ra, họ cũng cho trẻ dùng dầu cọ để cầu chúc một cuộc sống an lành.
Khi một đứa trẻ mới chào đời ở Nhật Bản, các bệnh viện sẽ gói dây rốn trong một chiếc hộp và tặng cho người mẹ. Thỉnh thoảng, người ta cũng đặt những con búp bê tượng trung cho đứa trẻ đang ngủ. Người Nhật tin rằng, việc giữ dây rốn theo cách này sẽ làm thắt chặt tình cảm giữa mẹ và con.
Ở Đan Mạch và Thụy Điển, người ta sẽ để những đứa trẻ sơ sinh ngủ trưa ngoài trời hoặc ở ban công, vỉa hè, trong khi bố mẹ thảnh thơi nghỉ ngơi trong quán cà phê. Bên cạnh đó, hầu hết nhà trẻ cũng để bé ngủ ngoài trời, mặc dù nhiệt độ có khi xuống dưới 0 độ C.
Người dân Đan Mạch và Thụy Điển quan niệm rằng, việc để trẻ sơ sinh ngủ trưa ngoài trời sẽ giúp chúng hít thở không khí trong lành và tăng cường sức đề kháng với bệnh tật.
Trong 75 năm qua, chính phủ Phần Lan đều tặng cho các bà bầu một chiếc hộp đặc biệt. Hộp quà này gồm nhiều vật dụng cho trẻ sơ sinh như quần áo, khăn trải giường, đồ chơi. Bên cạnh đó, các bà mẹ có thể chọn món quà hoặc tiền mặt có giá trị tương đương 190 USD.
Tại Ai Cập, người ta sẽ làm một buổi lễ chào mừng sau khi đứa trẻ chào đời 1 tuần. Người lớn sẽ đặt đứa trẻ trong 1 chiếc sàng trùm vải trắng rồi lắc nhẹ. Tiếp đó, người ta đặt em bé vào một chiếc chăn trên sàn nhà, cạnh đó đặt một con dao để xua đuổi tà ma, trong khi khách mời sẽ rắc gạo, vàng, quà tặng. Người mẹ cũng bước qua đứa trẻ 7 lần để cầu xin thần thánh ban phước lành cho con.
Khi đứa trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, các ông bố bà mẹ Armenia tổ chức buổi lễ có tên Agra Hadig. Họ đặt đứa trẻ trên sàn nhà và bao quanh nó là các đồ vật mang tính biểu tượng như ống nghe, dao trộn, sách... Tiếp đó, bố mẹ cổ vũ đứa trẻ chọn ra đồ vật yêu thích. Theo quan niệm của người Armenia, đứa trẻ chọn đồ vật nào sẽ tương ứng với tương lai sau này.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, khi bé tròn 1 tháng tuổi là thời điểm quan trọng trong cuộc đời của đứa trẻ. Vào ngày này, gia đình và bạn bè sẽ đến chúc mừng, tặng quà cho đứa trẻ. Bố mẹ đứa trẻ cũng tặng quà cho bạn bè, người thân của họ. Món quà thường là những quả trứng màu đỏ, biểu tượng cho cuộc sống hài hòa, hạnh phúc.
Theo truyền thống của người Jamaica, sau khi bà mẹ sinh con, người ta sẽ chôn nhau và dây rốn ở một vị trí đặc biệt rồi trồng một thân cây lên đó. Thân cây sẽ do đích thân bố mẹ, hoặc người thân trong gia đình chọn.
Theo quan niệm của người Jamaica, cây non này là biểu tượng dạy cho đứa trẻ về trách nhiệm trong cuộc sống.
Ở Bali, Indonesia, người lớn sẽ không để chân đứa trẻ chạm đất cho đến khi em bé tròn 210 ngày tuổi. Người Bali quan niệm rằng, đứa trẻ là đại diện cho các vị thần ở thiên đường. Việc chạm đất sẽ biến đứa trẻ trở thành một con người hoàn toàn.
Ở Trinidad và Tobago, khi người thân đến thăm trẻ sơ sinh, họ thường đặt tiền vào tay em bé để cầu mong sự giàu có và an lành đến với em.
Sau khi một đứa trẻ chào đời khoảng 7 ngày ở Nigeria, bố mẹ sẽ cho chúng uống nước để cầu mong em bé sau này không có kẻ thù. Ngoài ra, họ cũng cho trẻ dùng dầu cọ để cầu chúc một cuộc sống an lành.