Mẹ bị cảm lạnh thì không cho con bú. Cảm lạnh chỉ là bệnh vặt, nhưng vì đã trót mang chứ “bệnh” nên nhiều bà, nhiều chị ngày xưa vẫn cấm các bà mẹ trẻ không được cho con bú vì sợ lây nhiễm cho em bé. Trong thực tế, lý do này là không chính xác. Cảm lạnh thông thường sẽ lây do các nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp và thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể bắt sữa mẹ cho con ti bình hoặc khi cho bé bú trực tiếp thì đẹo khẩu trang để phòng lây truyền là được. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho con tập thể dục không điều độ. Tập thể dục ở mức độ thích hợp có thể giúp cải thiện sức sống của các tế bào miễn dịch của cơ thể. Đối với trẻ em, vận đồng cũng giúp các bé đỡ bị bệnh. Tuy nhiên, tập thể dục quá mức lại có hại. Vì vậy mẹ nên lưu ý cho con vận động đúng khả năng. Mức độ vận động của trẻ em được chia theo các nhóm tuổi khác nhau. Một em bé mới biết đi không thể nào đi bộ hơn 1km hay tập…đu xà, nhảy dây được. Mẹ nên cho bé ra ngoài trời vận động nhẹ nhàng, kích thích tay chân bé được hoạt động là được. Để mặc trẻ bị căng thẳng, cảm xúc khó chịu. Khả năng miễn dịch liên quan chặt chẽ với cảm xúc. Các trạng thái căng thẳng, lo âu, mất mát và những cảm xúc tiêu cực khác có thể gây suy giảm hệ miễn dịch của bé. Trẻ hạnh phúc, vui vẻ, tâm trạng thoải mái đương nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch duy trì tình trạng tốt nhất. Nếu trong gia đình cha mẹ, người thân thường xuyên xung đột thì em bé cũng sẽ có cảm giác lo lắng, dễ bị bệnh. Chăm con quá sạch sẽ. Chú ý đến vệ sinh là cần thiết, nhưng vệ sinh cũng cần phải có mức độ. Không nên bao bọc con trong môi trường quá sạch sẽ, nếu không, cơ thể bé sẽ không có cơ hội để tiếp xúc với những vi sinh vật nhỏ, không thể kích thích cơ thể sản xuất kháng thể. Từ đó, trẻ chỉ cần gặp chút xíu bụi bẩn hay tiếp xúc với một chút vi trùng cũng đã có thể mắc bệnh. Trẻ nhỏ chỉ cần một môi trường nhà ở sạch sẽ, thông thoáng. Không cần tất cả mọi thứ điều phải khử trùng. Cho bé sờ vào bụi bẩn không phải là điều xấu, miễn là bé biết rửa tay sau đó, đồng thời không cho lên miệng. Ép con ăn nhiều để tăng cân. Không nên ép con ăn khi chúng không muốn ăn vì như thế không những không giúp ích cho con mà còn tác dụng ngược trở lại. Nhiều trẻ chỉ nuốt cơm mà không nhai. Hơn nữa, nên dùng một số mẹo như để con ăn cùng trẻ khác để kích thích trẻ “tranh” ăn, chúng sẽ ăn được nhiều hơn. Để mặc con ngoáy mũi. Ngoáy mũi là tật xấu làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua đường mũi, đồng thời dễ dàng lây lan mầm bệnh cho người khác. Nếu bé có tật xấu này, bạn nên nhắc bé không được ngoáy mũi, phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn sạch, mềm để làm vệ sinh mũi. Để con ngủ ngay sau khi ăn no. Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.
Mẹ bị cảm lạnh thì không cho con bú. Cảm lạnh chỉ là bệnh vặt, nhưng vì đã trót mang chứ “bệnh” nên nhiều bà, nhiều chị ngày xưa vẫn cấm các bà mẹ trẻ không được cho con bú vì sợ lây nhiễm cho em bé. Trong thực tế, lý do này là không chính xác.
Cảm lạnh thông thường sẽ lây do các nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp và thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể bắt sữa mẹ cho con ti bình hoặc khi cho bé bú trực tiếp thì đẹo khẩu trang để phòng lây truyền là được. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cho con tập thể dục không điều độ. Tập thể dục ở mức độ thích hợp có thể giúp cải thiện sức sống của các tế bào miễn dịch của cơ thể. Đối với trẻ em, vận đồng cũng giúp các bé đỡ bị bệnh. Tuy nhiên, tập thể dục quá mức lại có hại. Vì vậy mẹ nên lưu ý cho con vận động đúng khả năng.
Mức độ vận động của trẻ em được chia theo các nhóm tuổi khác nhau. Một em bé mới biết đi không thể nào đi bộ hơn 1km hay tập…đu xà, nhảy dây được. Mẹ nên cho bé ra ngoài trời vận động nhẹ nhàng, kích thích tay chân bé được hoạt động là được.
Để mặc trẻ bị căng thẳng, cảm xúc khó chịu. Khả năng miễn dịch liên quan chặt chẽ với cảm xúc. Các trạng thái căng thẳng, lo âu, mất mát và những cảm xúc tiêu cực khác có thể gây suy giảm hệ miễn dịch của bé. Trẻ hạnh phúc, vui vẻ, tâm trạng thoải mái đương nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch duy trì tình trạng tốt nhất. Nếu trong gia đình cha mẹ, người thân thường xuyên xung đột thì em bé cũng sẽ có cảm giác lo lắng, dễ bị bệnh.
Chăm con quá sạch sẽ. Chú ý đến vệ sinh là cần thiết, nhưng vệ sinh cũng cần phải có mức độ. Không nên bao bọc con trong môi trường quá sạch sẽ, nếu không, cơ thể bé sẽ không có cơ hội để tiếp xúc với những vi sinh vật nhỏ, không thể kích thích cơ thể sản xuất kháng thể. Từ đó, trẻ chỉ cần gặp chút xíu bụi bẩn hay tiếp xúc với một chút vi trùng cũng đã có thể mắc bệnh.
Trẻ nhỏ chỉ cần một môi trường nhà ở sạch sẽ, thông thoáng. Không cần tất cả mọi thứ điều phải khử trùng. Cho bé sờ vào bụi bẩn không phải là điều xấu, miễn là bé biết rửa tay sau đó, đồng thời không cho lên miệng.
Ép con ăn nhiều để tăng cân. Không nên ép con ăn khi chúng không muốn ăn vì như thế không những không giúp ích cho con mà còn tác dụng ngược trở lại. Nhiều trẻ chỉ nuốt cơm mà không nhai. Hơn nữa, nên dùng một số mẹo như để con ăn cùng trẻ khác để kích thích trẻ “tranh” ăn, chúng sẽ ăn được nhiều hơn.
Để mặc con ngoáy mũi. Ngoáy mũi là tật xấu làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua đường mũi, đồng thời dễ dàng lây lan mầm bệnh cho người khác. Nếu bé có tật xấu này, bạn nên nhắc bé không được ngoáy mũi, phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn sạch, mềm để làm vệ sinh mũi.
Để con ngủ ngay sau khi ăn no. Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.