Đau họng. Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, thường xuyên và dễ gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường, khi mắc bệnh trẻ thường bị sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn. Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ tự “chiến đấu” với virús gây bệnh và chiến thắng chúng trong vòng vài ngày đến một tuần.Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Viêm phế quản. Sự thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa cũng dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều,do dị ứng với phấn hoa, hít phải các chất kích thích như khói thuốc, sợi bông hoặc len… Biểu hiện của bệnh là trẻ gặp khó khăn khi thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm của trẻ có màu vàng trắng tức là trẻ đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp. Đặc biệt, khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì người lớn tuyệt đối không được hút thuốc vì điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh. Viêm mũi dị ứng ở bé. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thế này bé dễ bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt những bé có cơ địa mẫn cảm. Triệu chứng thường gặp là bé ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có đờm), có bé bị nghẹt mũi. Nặng hơn, bé bị khó thở, ù tai. Mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà. Mẹ nên giặt giũ thường xuyên chăn, ga, gối cho bé. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc. Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Dạy bé cách đánh răng ngày 2 lần là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy. Viêm tai giữa: Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Để phòng bệnh này, mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, nếu không nó sẽ làm tăng số lần và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên - nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên. Rửa tay sạch, cả trẻ và cha mẹ cần thực hiện việc này. Đây là một trong những cách quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ truyền bệnh.Cảm cúm: Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ là nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu... nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp. Viêm tắc thanh quản và khí quản: Nếu trẻ thường ho nhiều về ban đêm, ho dữ dội thì rất có thể đã mắc bệnh viêm tắc thanh quản và khí quản. Bệnh này thường do viêm nhiễm vi-rút và dễ mắc nhiều vào thời điểm giao mùa. Trường hợp trẻ thở khò khè phát ra tiếng kêu nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.
Đau họng. Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, thường xuyên và dễ gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường, khi mắc bệnh trẻ thường bị sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn.
Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ tự “chiến đấu” với virús gây bệnh và chiến thắng chúng trong vòng vài ngày đến một tuần.Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Viêm phế quản. Sự thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa cũng dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều,do dị ứng với phấn hoa, hít phải các chất kích thích như khói thuốc, sợi bông hoặc len…
Biểu hiện của bệnh là trẻ gặp khó khăn khi thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm của trẻ có màu vàng trắng tức là trẻ đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp. Đặc biệt, khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì người lớn tuyệt đối không được hút thuốc vì điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh.
Viêm mũi dị ứng ở bé. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thế này bé dễ bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt những bé có cơ địa mẫn cảm. Triệu chứng thường gặp là bé ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có đờm), có bé bị nghẹt mũi. Nặng hơn, bé bị khó thở, ù tai.
Mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà. Mẹ nên giặt giũ thường xuyên chăn, ga, gối cho bé. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc. Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Dạy bé cách đánh răng ngày 2 lần là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy.
Viêm tai giữa: Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.
Để phòng bệnh này, mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, nếu không nó sẽ làm tăng số lần và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên - nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên. Rửa tay sạch, cả trẻ và cha mẹ cần thực hiện việc này. Đây là một trong những cách quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ truyền bệnh.
Cảm cúm: Bệnh do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ là nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu... nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.
Viêm tắc thanh quản và khí quản: Nếu trẻ thường ho nhiều về ban đêm, ho dữ dội thì rất có thể đã mắc bệnh viêm tắc thanh quản và khí quản. Bệnh này thường do viêm nhiễm vi-rút và dễ mắc nhiều vào thời điểm giao mùa. Trường hợp trẻ thở khò khè phát ra tiếng kêu nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.