Những thực phẩm giữ nước: Trẻ em thường rất hiếu động. Sự nghịch ngợm, nô đùa khiến cơ thể trẻ mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi, đặc biệt là trong mùa hè. Không những thế, hầu hết trẻ nhỏ đều rất ham chơi và lười uống nước. Vì vậy, người thân cần lưu ý đến điều này để bổ sung các loại thực phẩm giữ nước vào thực đơn của trẻ. Trước hết, đừng nên bỏ qua những thực phẩm giữ nước, có tính mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi... Ngoài ra, để trẻ không bị khô da và thiếu nước, tránh được táo bón, người nhà cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ như đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, bắp vàng... Cho bé uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Thức uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây. Ngoài ra, còn có nước giải khát như: nước lọc, trà, nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết và nước mát được chế biến theo cách dân gian như: nước sâm, rau má... Thực phẩm kích thích sự ngon miệng: Cần chọn các loại rau mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau dền, rau đay... bởi chúng có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng của trẻ. Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm nên bổ sung cho trẻ nhỏ như đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì, gan.. Thực phẩm tăng sức đề kháng: Để tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự ngon miệng, trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin, đặc biệt là kẽm. Ngoài ra, còn có lysine trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa... giúp trẻ phát triển cơ xương, tăng khả năng hấp thu canxi. Thực phẩm giúp ngăn mồ hôi trộm: Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, trẻ rất hay bị ra mồ hôi (thường gọi là mồ hôi trộm), nhất là khi ngủ. Cũng vì thế, trẻ rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Để trị mồ hôi trộm, trẻ cần ăn các món như cháo trai, cháo sò - hến, canh cá quả, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen…Thực phẩm "dỗ" ngủ: Ngủ sâu và đủ giấc không chỉ giúp phát triển não bộ mà còn tăng cường sức khỏe cho trẻ. Mùa hè thời tiết nóng nực, trẻ em thường khó ngủ hơn so với mùa đông nên người nhà có thể bổ sung những thực phẩm như chuối vì trong chuối có hai chất melatonin và serotonin có khả năng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Bảo quản thực phẩm đúng cách. Cách bảo quản đồ ăn, thức uống của con trẻ trong những ngày hè để giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm cũng như phòng tránh được các bệnh truyền qua thực phẩm là điều mà không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết. Nguyên tắc cơ bản nhất trong việc sử dụng thực phẩm cho đến nay vẫn là thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Khi thức ăn đã được nấu chín, các mẹ cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường quá 2 giờ. Bởi lẽ, trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm lâu.
Những thực phẩm giữ nước: Trẻ em thường rất hiếu động. Sự nghịch ngợm, nô đùa khiến cơ thể trẻ mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi, đặc biệt là trong mùa hè. Không những thế, hầu hết trẻ nhỏ đều rất ham chơi và lười uống nước. Vì vậy, người thân cần lưu ý đến điều này để bổ sung các loại thực phẩm giữ nước vào thực đơn của trẻ.
Trước hết, đừng nên bỏ qua những thực phẩm giữ nước, có tính mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi... Ngoài ra, để trẻ không bị khô da và thiếu nước, tránh được táo bón, người nhà cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ như đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, bắp vàng...
Cho bé uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Thức uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây. Ngoài ra, còn có nước giải khát như: nước lọc, trà, nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết và nước mát được chế biến theo cách dân gian như: nước sâm, rau má...
Thực phẩm kích thích sự ngon miệng: Cần chọn các loại rau mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau dền, rau đay... bởi chúng có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng của trẻ. Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm nên bổ sung cho trẻ nhỏ như đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì, gan..
Thực phẩm tăng sức đề kháng: Để tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự ngon miệng, trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin, đặc biệt là kẽm. Ngoài ra, còn có lysine trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa... giúp trẻ phát triển cơ xương, tăng khả năng hấp thu canxi.
Thực phẩm giúp ngăn mồ hôi trộm: Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, trẻ rất hay bị ra mồ hôi (thường gọi là mồ hôi trộm), nhất là khi ngủ. Cũng vì thế, trẻ rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Để trị mồ hôi trộm, trẻ cần ăn các món như cháo trai, cháo sò - hến, canh cá quả, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen…
Thực phẩm "dỗ" ngủ: Ngủ sâu và đủ giấc không chỉ giúp phát triển não bộ mà còn tăng cường sức khỏe cho trẻ. Mùa hè thời tiết nóng nực, trẻ em thường khó ngủ hơn so với mùa đông nên người nhà có thể bổ sung những thực phẩm như chuối vì trong chuối có hai chất melatonin và serotonin có khả năng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.
Bảo quản thực phẩm đúng cách. Cách bảo quản đồ ăn, thức uống của con trẻ trong những ngày hè để giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm cũng như phòng tránh được các bệnh truyền qua thực phẩm là điều mà không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết. Nguyên tắc cơ bản nhất trong việc sử dụng thực phẩm cho đến nay vẫn là thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
Khi thức ăn đã được nấu chín, các mẹ cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường quá 2 giờ. Bởi lẽ, trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm lâu.