Nước rau mùi. Rau mùi tươi 25g cả rễ rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi thêm nước, đun sôi kỹ 1 - 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, chỉ uống 1 - 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh. Canh đậu phụ. Đậu phụ khoảng 200g, rau mùi non 25g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng nhỏ, rán bằng dầu thực vật cho vàng. Rau mùi rửa sạch cho vào nồi, thêm nước, đun sôi cho đậu phụ, bột ngọt, bột gia vị vào đảo đều, canh sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, có thể ăn với cơm. Cháo hồng táo. Hồng táo 5 quả, củ mài 25g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Hồng táo bỏ hạt, giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun sôi. Củ mài, gạo tẻ xay nhỏ, cho nước táo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho đường phèn vào, quấy cho tan đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, trong 4 - 5 ngày. Cháo cà rốt. Cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Cà rốt rửa sạch. Củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Cho cà rốt, củ mài, gạo tẻ vào nấu cháo, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, trong 4 - 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi, giảm ho long đờm.Củ năng. Ở trẻ mới mắc bệnh sởi hoặc sởi không phát được, có thể sử dụng 100ml nước ép củ năng phối hợp với hạt rau mùi 10-12g, sắc uống, có hiệu quả giải được nhiệt độc, hạ sốt, trừ ho. Hoặc dùng củ năng 500g, gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho trẻ bị sởi, nóng sốt, ho, các bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản... Trường hợp trẻ bị sởi, sốt cao li bì, rối loạn tiêu hóa: Dùng củ năng 200g, củ khoai mài (hoài sơn) 25g, hạt sen 25g, hạt bo bo (ý dĩ) 25g, rễ đinh lăng 15g, long nhãn nhục 15g. Tất cả rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, để nguội, chia 2-3 lần uống trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân dịch, lương huyết giải độc, hạ sốt, hóa đàm, trừ ho, tiêu thực tích, mát gan, sáng mắt.Củ cải đường. Dùng củ cải đường 100-150g, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống để giải khát, hạ nhiệt, để chữa bệnh ôn dịch, sốt cao. Hạt củ cải đường có tác dụng làm mát và ra mồ hôi. Lá có tác dụng tiêu sưng viêm. Kinh nghiệm dân gian điều trị trẻ em bệnh sởi khi ban chưa phát bằng cách dùng củ cải đường, hạt rau mùi, mỗi thứ 10g, nấu nước cho trẻ uống. Vào mùa hè, người ta thường luộc củ cải đường 100-150g, ăn để giải khát, giải nhiệt. Hằng ngày, dùng một cốc nước dịch củ cải đường hay phối hợp với dịch các loại củ quả khác. Nấm hương. Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Nấm hương có thể dùng cho trẻ em bị bệnh sởi, nốt sởi không phát hoặc phát không hoàn toàn. Một số món ăn nên dùng như cá chép hấp nấm hương, canh cá chép nấu nấm hương, canh nấm hương, đậu hủ, giá đậu...Rễ lau. Chữa trẻ bị bệnh sởi mà nốt sởi không mọc được: Dùng thân rễ lau tươi 30-50g, phối hợp với củ cải đường tươi 120g, hành lá 7 cây, quả trám xanh 7 quả, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 15 phút, lọc lấy nước chia uống 2-3 lần trong ngày. Trường hợp trẻ bị bệnh sởi, sốt, khát nước, người bứt rứt, có biểu hiện ho, khạc đờm vàng đặc và viêm phổi: Dùng rễ lau 15-30g, kim ngân hoa 10-12g, rau diếp cá 20-30g, hột bí đao 10-12g. Tất cả rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn 500ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mía lau rất tốt cho trẻ em bị sởi, phát sốt, làm thương tổn đến tân dịch, khát nước, tâm phiền, nôn ói, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau. Mía lau nấu củ năng, hạt sen: Rất có ích cho trẻ em bị sởi, ban không phát được, sốt cao, mất ngủ, người bứt rứt, khát nước.
Nước rau mùi. Rau mùi tươi 25g cả rễ rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi thêm nước, đun sôi kỹ 1 - 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, chỉ uống 1 - 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh.
Canh đậu phụ. Đậu phụ khoảng 200g, rau mùi non 25g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng nhỏ, rán bằng dầu thực vật cho vàng. Rau mùi rửa sạch cho vào nồi, thêm nước, đun sôi cho đậu phụ, bột ngọt, bột gia vị vào đảo đều, canh sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, có thể ăn với cơm.
Cháo hồng táo. Hồng táo 5 quả, củ mài 25g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Hồng táo bỏ hạt, giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun sôi. Củ mài, gạo tẻ xay nhỏ, cho nước táo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho đường phèn vào, quấy cho tan đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, trong 4 - 5 ngày.
Cháo cà rốt. Cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Cà rốt rửa sạch. Củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Cho cà rốt, củ mài, gạo tẻ vào nấu cháo, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, trong 4 - 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi, giảm ho long đờm.
Củ năng. Ở trẻ mới mắc bệnh sởi hoặc sởi không phát được, có thể sử dụng 100ml nước ép củ năng phối hợp với hạt rau mùi 10-12g, sắc uống, có hiệu quả giải được nhiệt độc, hạ sốt, trừ ho.
Hoặc dùng củ năng 500g, gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho trẻ bị sởi, nóng sốt, ho, các bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản...
Trường hợp trẻ bị sởi, sốt cao li bì, rối loạn tiêu hóa: Dùng củ năng 200g, củ khoai mài (hoài sơn) 25g, hạt sen 25g, hạt bo bo (ý dĩ) 25g, rễ đinh lăng 15g, long nhãn nhục 15g. Tất cả rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, để nguội, chia 2-3 lần uống trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân dịch, lương huyết giải độc, hạ sốt, hóa đàm, trừ ho, tiêu thực tích, mát gan, sáng mắt.
Củ cải đường. Dùng củ cải đường 100-150g, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống để giải khát, hạ nhiệt, để chữa bệnh ôn dịch, sốt cao. Hạt củ cải đường có tác dụng làm mát và ra mồ hôi. Lá có tác dụng tiêu sưng viêm.
Kinh nghiệm dân gian điều trị trẻ em bệnh sởi khi ban chưa phát bằng cách dùng củ cải đường, hạt rau mùi, mỗi thứ 10g, nấu nước cho trẻ uống. Vào mùa hè, người ta thường luộc củ cải đường 100-150g, ăn để giải khát, giải nhiệt. Hằng ngày, dùng một cốc nước dịch củ cải đường hay phối hợp với dịch các loại củ quả khác.
Nấm hương. Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Nấm hương có thể dùng cho trẻ em bị bệnh sởi, nốt sởi không phát hoặc phát không hoàn toàn. Một số món ăn nên dùng như cá chép hấp nấm hương, canh cá chép nấu nấm hương, canh nấm hương, đậu hủ, giá đậu...
Rễ lau. Chữa trẻ bị bệnh sởi mà nốt sởi không mọc được: Dùng thân rễ lau tươi 30-50g, phối hợp với củ cải đường tươi 120g, hành lá 7 cây, quả trám xanh 7 quả, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 15 phút, lọc lấy nước chia uống 2-3 lần trong ngày.
Trường hợp trẻ bị bệnh sởi, sốt, khát nước, người bứt rứt, có biểu hiện ho, khạc đờm vàng đặc và viêm phổi: Dùng rễ lau 15-30g, kim ngân hoa 10-12g, rau diếp cá 20-30g, hột bí đao 10-12g. Tất cả rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn 500ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Mía lau rất tốt cho trẻ em bị sởi, phát sốt, làm thương tổn đến tân dịch, khát nước, tâm phiền, nôn ói, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau. Mía lau nấu củ năng, hạt sen: Rất có ích cho trẻ em bị sởi, ban không phát được, sốt cao, mất ngủ, người bứt rứt, khát nước.