Giải thích nhẹ nhàng cho bé. Để con từ biệt tật “mút mát”, bố mẹ cần năng trò chuyện để tìm hiểu tại sao bé mút tay. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu xí” và “nếu ngừng mút tay, bé sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều”. Sự hỗ trợ của bạn bè. Bạn bè đóng vai trò quan trọng với các bé ở mọi độ tuổi. Nếu mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay thì điều này sẽ tác động tốt đến bé. Nên nhờ các bạn của bé nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần, bé sẽ tự động rời xa thói quen này. “Dọa” bé. Bạn có thể phân tích với bé rằng, mút tay sẽ đưa trực tiếp vi rút vào miệng, hơn nữa là việc bé sẽ bị bạn bè trêu vì “lớn rồi” còn “mút mát”.Khiến bé bận rộn. Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó.
Ôm gấu bông đi ngủ. Mút tay khi ngủ là thói quen khó bỏ của bé. Nếu kiên trì, phải mất đến một vài tháng để luyện cho bé thói quen ngủ mà không “mút mát”. Bạn có thể cho bé ôm một con thú bông hoặc một cái gối ôm mềm mại để bé phải khó khăn nếu muốn mút tay ban đêm. Khen ngợi sự thay đổi. Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng khi mình “nói không với mút mát”. Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác của bé. Khiến bé chú ý đến đồ vật khác. Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay. Trước giờ đi ngủ, bạn nên để bé cùng dùng tay giữ sách trong lúc bạn đọc sách cho bé. Những lúc cả nhà xem tivi, bạn thử giữ đôi tay của bé “bận rộn” bằng cách cho bé ôm gấu bông.
Giải thích nhẹ nhàng cho bé. Để con từ biệt tật “mút mát”, bố mẹ cần năng trò chuyện để tìm hiểu tại sao bé mút tay. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu xí” và “nếu ngừng mút tay, bé sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều”.
Sự hỗ trợ của bạn bè. Bạn bè đóng vai trò quan trọng với các bé ở mọi độ tuổi. Nếu mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay thì điều này sẽ tác động tốt đến bé. Nên nhờ các bạn của bé nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần, bé sẽ tự động rời xa thói quen này.
“Dọa” bé. Bạn có thể phân tích với bé rằng, mút tay sẽ đưa trực tiếp vi rút vào miệng, hơn nữa là việc bé sẽ bị bạn bè trêu vì “lớn rồi” còn “mút mát”.
Khiến bé bận rộn. Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó.
Ôm gấu bông đi ngủ. Mút tay khi ngủ là thói quen khó bỏ của bé. Nếu kiên trì, phải mất đến một vài tháng để luyện cho bé thói quen ngủ mà không “mút mát”. Bạn có thể cho bé ôm một con thú bông hoặc một cái gối ôm mềm mại để bé phải khó khăn nếu muốn mút tay ban đêm.
Khen ngợi sự thay đổi. Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng khi mình “nói không với mút mát”. Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác của bé.
Khiến bé chú ý đến đồ vật khác. Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay. Trước giờ đi ngủ, bạn nên để bé cùng dùng tay giữ sách trong lúc bạn đọc sách cho bé. Những lúc cả nhà xem tivi, bạn thử giữ đôi tay của bé “bận rộn” bằng cách cho bé ôm gấu bông.