Có vấn đề về sức khỏe hoặc lối sống không lành mạnh. Đa phần những phụ nữ hút thuốc lá, lạm dụng thuốc uống, căng thẳng tinh thần, suy kiệt thể chất trong thời gian dài, thức đêm ngủ ngày… đều có nguy cơ sinh con thiếu tháng tương đối cao. Mẹ bị stress trầm trọng. Thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non. Một nghiên cứu mới đây khảo sát trên 1 triệu sản phụ ở Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, những bà mẹ phải chịu căng thẳng 6 tháng trước thời gian mang thai sẽ có nguy cơ sinh con thiếu tháng với tỷ lệ lên đến 59% khi thai nhi chưa đến 33 tuần tuổi, do các hormone stress tác động lên dạ con của thai phụ. Ảnh hưởng của mùa trong năm. Các nhà khoa học tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu khá bất ngờ về nguyên nhân sinh non do tác động của các mùa trong. Thông qua việc phân tích dữ liệu của 75.399 sản phụ tại Mỹ trong 10 năm (1995-2005), nhóm nghiên cứu khẳng định tình trạng sinh non phổ biến nhất ở những phụ nữ thụ thai vào mùa xuân (9,2% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2,7% sinh trước khi thai được 32 tuần), và ít phổ biến nhất vào mùa hè (8,4% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2% sinh trước khi thai được 32 tuần). Thiếu vitamin B9. Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm đã cho thấy, nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28-32. Lao động nặng trong khi có thai ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi trong bụng, sự vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến màng bọc thai nhi, tử cung...thậm chí dẫn đến vỡ ối sớm, gây nên tình trạng sinh non. Bị viêm nhiễm đường sinh dục. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo (còn gọi là đường sinh dục dưới) sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, thường gây sảy thai hoặc sinh non. Cổ tử cung ngắn. Chiều dài nhỏ hơn 25mm được các bác sĩ xác định là cổ tử cung ngắn. Hiện tượng này có thể do bẩm sinh, kém phát triển hay do nạo phá thai, phẩu thuật cổ tử cung… Có tiền sử sinh non. Nếu sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai của bạn sẽ cao gấp 3 lần so với các bà mẹ không có tiền sử sinh non. Bị nhiễm trùng ối. Nhiễm trùng trong tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương não cho thai nhi. Trong đó, nhiễm trùng ối rất dễ dẫn đến nhiễm trùng trong tử cung, đồng thời thường gây vỡ ối sớm và sinh non. Yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy sinh non và yếu tố di truyền có mối quan hệ nhất định. Nếu trong gia đình có người bị sinh non, đặc biệt là bà ngoại, mẹ hoặc em gái, bạn cần đề phòng nguy cơ sinh non khi mang thai.Tử cung bất thường. Tử cung bất thường (dị dạng) có nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả vẫn là trường hợp tử cung đôi. Phụ nữ có bị tử cung đôi thì nguy cơ sảy thai, sinh non cao tới 13-14%.
Có vấn đề về sức khỏe hoặc lối sống không lành mạnh. Đa phần những phụ nữ hút thuốc lá, lạm dụng thuốc uống, căng thẳng tinh thần, suy kiệt thể chất trong thời gian dài, thức đêm ngủ ngày… đều có nguy cơ sinh con thiếu tháng tương đối cao.
Mẹ bị stress trầm trọng. Thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non. Một nghiên cứu mới đây khảo sát trên 1 triệu sản phụ ở Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, những bà mẹ phải chịu căng thẳng 6 tháng trước thời gian mang thai sẽ có nguy cơ sinh con thiếu tháng với tỷ lệ lên đến 59% khi thai nhi chưa đến 33 tuần tuổi, do các hormone stress tác động lên dạ con của thai phụ.
Ảnh hưởng của mùa trong năm. Các nhà khoa học tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu khá bất ngờ về nguyên nhân sinh non do tác động của các mùa trong. Thông qua việc phân tích dữ liệu của 75.399 sản phụ tại Mỹ trong 10 năm (1995-2005), nhóm nghiên cứu khẳng định tình trạng sinh non phổ biến nhất ở những phụ nữ thụ thai vào mùa xuân (9,2% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2,7% sinh trước khi thai được 32 tuần), và ít phổ biến nhất vào mùa hè (8,4% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2% sinh trước khi thai được 32 tuần).
Thiếu vitamin B9. Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm đã cho thấy, nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28-32.
Lao động nặng trong khi có thai ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi trong bụng, sự vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến màng bọc thai nhi, tử cung...thậm chí dẫn đến vỡ ối sớm, gây nên tình trạng sinh non.
Bị viêm nhiễm đường sinh dục. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo (còn gọi là đường sinh dục dưới) sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, thường gây sảy thai hoặc sinh non.
Cổ tử cung ngắn. Chiều dài nhỏ hơn 25mm được các bác sĩ xác định là cổ tử cung ngắn. Hiện tượng này có thể do bẩm sinh, kém phát triển hay do nạo phá thai, phẩu thuật cổ tử cung…
Có tiền sử sinh non. Nếu sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai của bạn sẽ cao gấp 3 lần so với các bà mẹ không có tiền sử sinh non.
Bị nhiễm trùng ối. Nhiễm trùng trong tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương não cho thai nhi. Trong đó, nhiễm trùng ối rất dễ dẫn đến nhiễm trùng trong tử cung, đồng thời thường gây vỡ ối sớm và sinh non.
Yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy sinh non và yếu tố di truyền có mối quan hệ nhất định. Nếu trong gia đình có người bị sinh non, đặc biệt là bà ngoại, mẹ hoặc em gái, bạn cần đề phòng nguy cơ sinh non khi mang thai.
Tử cung bất thường. Tử cung bất thường (dị dạng) có nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả vẫn là trường hợp tử cung đôi. Phụ nữ có bị tử cung đôi thì nguy cơ sảy thai, sinh non cao tới 13-14%.