Trong suốt thời kỳ phôi thai, lần lượt túi noãn hoàng, gan, lách, tuyến ức, hạch bạch huyết và tuỷ xương tham gia hình thành các tế bào máu. Tuy nhiên, sau khi sinh quá trình tạo máu chỉ xảy ra ở tuỷ xương. Trước khi đẻ: tạo máu qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn bào thai (khoảng 2 tháng đầu): chủ yếu tạo máu từ nội mạc huyết quản trong những đảo Pander. Các hồng cầu non nguyên thủy đều thuộc dòng megaloblast (đại hồng cầu). Giai đoạn 2 là giai đoạn gan lách (từ tháng thứ 3): các hồng cầu non chủ yếu được tạo ra từ gan, lách và đều thuộc dòng normoblaste (giống như hồng cầu non ở người trưởng thành). Sinh máu ở gan: Từ tuần thứ 4 sinh máu ở gan, bắt đầu từ tế bào trung mô vạn năng chưa biệt hoá. Các tế bào máu được tạo ra trong các bè gan, các khoang liên kết xung quanh và trong các huyết quản. Gan sinh chủ yếu là hồng cầu (HC), bạch cầu hạt (BC) và có thể cả mẫu tiểu cầu (TC), chưa sinh lymphô và mônô. Cao điểm sinh máu ở gan là vào tháng thứ 4 của thai kỳ, sau đó giảm dần.Sinh máu ở lách: Từ tuần thứ 10 của thai, lách bắt đầu sinh máu và sinh chủ yếu là hồng cầu rồi bạch cầu hạt, đến tuần thứ 23 sinh lymphô. Đến tháng thứ 5 chỉ sinh lymphô. Từ tháng thứ 5 trở đi lách, gan hết chức năng tạo hồng cầu, từ đây cho đến trưởng thành tủy là cơ quan duy nhất sinh hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu. Giai đoạn 3 hình thành máu ở tủy: từ tháng thứ 5 gan lách hết chức năng tạo hồng cầu, và từ đây cho đến trưởng thành tủy xương là cơ quan duy nhất tạo hồng cầu (trừ trường hợp bệnh lý tạo máu ngoại tủy). Trong đó, sắt và axit Folic là 2 thành tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Sắt là thành phần của huyết sắc tố (có trong hồng cầu) và nhiều men khác trong cơ thể. Sắt tham gia vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới cho tất cả các tế bào của mọi cơ quan, bộ phận. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ mang thai được khuyến khích bổ sung sắt và axit Folic. Mặt khác, ở thai nhi, máu mẹ và máu con không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Trao đổi chất được thực hiện qua màng mao mạch của mẹ và của con tại nhau thai. Máu mẹ bắt đầu nuôi thai từ tháng thứ hai, khi hệ mạch của thai đã được hình thành. Có nhiều trường hợp về nhóm máu của đứa trẻ sinh ra. Có thể đứa bé có nhóm máu giống bố, nhưng cũng có trẻ có nhóm máu giống mẹ hoặc không giống cả 2 người. Kiểu gen quy định nhóm máu của bố và mẹ sẽ quyết định nhóm máu của con cái ( giống 1 trong 2 người, hoặc giống cả 2 hoặc không giống ai cả) tuỳ thuộc vào sự tổ hợp sắp xếp của các gen trong thụ tinh hình thành hợp tử. Do vậy, không thể dựa vào nhóm máu A, B, O, AB để xác định chắc chắn 2 người có cùng huyết thống hay không. Việc xác định xem hai người có cùng hay không cùng huyết thống chủ yếu dựa vào xét nghiệm ADN.
Trong suốt thời kỳ phôi thai, lần lượt túi noãn hoàng, gan, lách, tuyến ức, hạch bạch huyết và tuỷ xương tham gia hình thành các tế bào máu. Tuy nhiên, sau khi sinh quá trình tạo máu chỉ xảy ra ở tuỷ xương.
Trước khi đẻ: tạo máu qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn bào thai (khoảng 2 tháng đầu): chủ yếu tạo máu từ nội mạc huyết quản trong những đảo Pander. Các hồng cầu non nguyên thủy đều thuộc dòng megaloblast (đại hồng cầu).
Giai đoạn 2 là giai đoạn gan lách (từ tháng thứ 3): các hồng cầu non chủ yếu được tạo ra từ gan, lách và đều thuộc dòng normoblaste (giống như hồng cầu non ở người trưởng thành).
Sinh máu ở gan: Từ tuần thứ 4 sinh máu ở gan, bắt đầu từ tế bào trung mô vạn năng chưa biệt hoá. Các tế bào máu được tạo ra trong các bè gan, các khoang liên kết xung quanh và trong các huyết quản. Gan sinh chủ yếu là hồng cầu (HC), bạch cầu hạt (BC) và có thể cả mẫu tiểu cầu (TC), chưa sinh lymphô và mônô. Cao điểm sinh máu ở gan là vào tháng thứ 4 của thai kỳ, sau đó giảm dần.
Sinh máu ở lách: Từ tuần thứ 10 của thai, lách bắt đầu sinh máu và sinh chủ yếu là hồng cầu rồi bạch cầu hạt, đến tuần thứ 23 sinh lymphô. Đến tháng thứ 5 chỉ sinh lymphô. Từ tháng thứ 5 trở đi lách, gan hết chức năng tạo hồng cầu, từ đây cho đến trưởng thành tủy là cơ quan duy nhất sinh hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu.
Giai đoạn 3 hình thành máu ở tủy: từ tháng thứ 5 gan lách hết chức năng tạo hồng cầu, và từ đây cho đến trưởng thành tủy xương là cơ quan duy nhất tạo hồng cầu (trừ trường hợp bệnh lý tạo máu ngoại tủy).
Trong đó, sắt và axit Folic là 2 thành tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Sắt là thành phần của huyết sắc tố (có trong hồng cầu) và nhiều men khác trong cơ thể. Sắt tham gia vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới cho tất cả các tế bào của mọi cơ quan, bộ phận. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ mang thai được khuyến khích bổ sung sắt và axit Folic.
Mặt khác, ở thai nhi, máu mẹ và máu con không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Trao đổi chất được thực hiện qua màng mao mạch của mẹ và của con tại nhau thai. Máu mẹ bắt đầu nuôi thai từ tháng thứ hai, khi hệ mạch của thai đã được hình thành.
Có nhiều trường hợp về nhóm máu của đứa trẻ sinh ra. Có thể đứa bé có nhóm máu giống bố, nhưng cũng có trẻ có nhóm máu giống mẹ hoặc không giống cả 2 người. Kiểu gen quy định nhóm máu của bố và mẹ sẽ quyết định nhóm máu của con cái ( giống 1 trong 2 người, hoặc giống cả 2 hoặc không giống ai cả) tuỳ thuộc vào sự tổ hợp sắp xếp của các gen trong thụ tinh hình thành hợp tử.
Do vậy, không thể dựa vào nhóm máu A, B, O, AB để xác định chắc chắn 2 người có cùng huyết thống hay không. Việc xác định xem hai người có cùng hay không cùng huyết thống chủ yếu dựa vào xét nghiệm ADN.