Vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Có rất nhiều loại nấm mốc, mầm bệnh, bụi bẩn lưu trú trong máy điều hòa. Chắc bạn không muốn con bạn bị lây nhiễm bệnh từ luồng khí mát thổi xuống. Ngay cả không gian trong phòng cũng phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng khí khi không sử dụng điều hòa. Thời gian sử dụng điều hòa. Với trẻ nhỏ việc ngồi trong phòng điều hòa suốt ngày không thực sự tốt. Bởi thời gian ngồi điều hòa càng lâu sẽ khiến cho khô da và khô họng trẻ. Tốt nhất cứ khoảng 2 - 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần. Mẹ không nên để trẻ trong phòng điều hòa liên tục 4 giờ.Không nên để nhiệt độ trong nhà quá thấp để tránh lãng phí điện năng, tránh gặp phải các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh…Theo khuyến cáo chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên dưới 20 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời là 36 độ, nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 26 - 28 độ. Bạn có thể sử dụng thêm quạt điện, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm điện. Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa. Không nên để hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì sẽ khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng. Sử dụng thêm quạt thông gió khi bật điều hòa sẽ giúp không khí được cân bằng tự nhiên hơn. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc bạn đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời. Khi không sử dụng điều hòa, bạn nên mở phòng của bé cho thoáng khí. Bổ sung thêm nước cho trẻ. Nhiều trẻ chơi trong phòng điều hòa mát mẻ nên quên cả uống nước. Thực ra càng ở phòng điều hòa, bạn càng phải khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở. Sử dụng quạt hợp lý: Tương tự như điều hòa, bạn không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Bạn có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon. Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ. Để tránh khô mũi, bạn nên thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể. Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam, nước chanh...Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Có rất nhiều loại nấm mốc, mầm bệnh, bụi bẩn lưu trú trong máy điều hòa. Chắc bạn không muốn con bạn bị lây nhiễm bệnh từ luồng khí mát thổi xuống. Ngay cả không gian trong phòng cũng phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng khí khi không sử dụng điều hòa.
Thời gian sử dụng điều hòa. Với trẻ nhỏ việc ngồi trong phòng điều hòa suốt ngày không thực sự tốt. Bởi thời gian ngồi điều hòa càng lâu sẽ khiến cho khô da và khô họng trẻ. Tốt nhất cứ khoảng 2 - 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần. Mẹ không nên để trẻ trong phòng điều hòa liên tục 4 giờ.
Không nên để nhiệt độ trong nhà quá thấp để tránh lãng phí điện năng, tránh gặp phải các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh…Theo khuyến cáo chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên dưới 20 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời là 36 độ, nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 26 - 28 độ. Bạn có thể sử dụng thêm quạt điện, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm điện.
Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa. Không nên để hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì sẽ khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng. Sử dụng thêm quạt thông gió khi bật điều hòa sẽ giúp không khí được cân bằng tự nhiên hơn.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc bạn đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.
Khi không sử dụng điều hòa, bạn nên mở phòng của bé cho thoáng khí.
Bổ sung thêm nước cho trẻ. Nhiều trẻ chơi trong phòng điều hòa mát mẻ nên quên cả uống nước. Thực ra càng ở phòng điều hòa, bạn càng phải khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
Sử dụng quạt hợp lý: Tương tự như điều hòa, bạn không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Bạn có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.
Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ.
Để tránh khô mũi, bạn nên thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể.
Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam, nước chanh...
Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.