Lựa chọn thật kỹ vùng biển sẽ đưa bé tới. Tham khảo trước những thông tin về bãi biển mà bạn định đưa gia đình mình tới. Nếu không đảm bảo những yếu tố an toàn cho trẻ em thì tốt nhất gia đình bạn nên chọn những bãi biển khác dù nơi đó có đẹp và hấp dẫn tới mức nào. Bé sơ sinh dưới 1 tuổi không nên để phơi nắng trực tiếp vì làn da non trẻ của bé không bảo vệ được cơ thể dưới tia tử ngoại lẫn hồng ngoại, dễ dẫn đến say nắng hoặc bứt rứt khó chịu. Không nên ủ kín bé trong những bộ áo quần đậm màu vì các màu sẫm dễ hấp thu nhiệt làm cơ thể bé không được thông thoáng và dễ mất nước. Tránh phơi nắng vào giờ quá nóng. Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên để bé phơi nắng vì làn da bé rất mỏng, dễ hấp thu ánh sáng và chưa sẵn sàng để làm cho các melanocyte (tác nhân giúp da chống lại tác hại của tia cực tím) hoạt động. Trên 3 tuổi: Tránh phơi nắng trong khoảng 11-15h, chỉ nên phơi trước và sau giờ cao điểm trên để hưởng lợi ích từ ánh nắng mặt trời. Bôi kem chống nắng cho trẻ. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 40 đến 50 nếu bé có làn da quá nhạy cảm hoặc gia đình bạn đi du lịch biển ở vùng nhiệt đới. - Chỉ số thông thường là 20-30 giúp bảo vệ tốt và cho phép da bé làm quen từ từ với tác động của ánh nắng. Tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chỉ số 10-15 trong những ngày ít nắng hoặc khi bé đã rám nắng.Chống say nắng cho bé từ trước. Hai tuần trước khi đi biển, bạn nên cho bé dùng vitamin A, vitamin E tùy theo tuổi và theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sâu cho làn da bé, giúp chống lại tình trạng say nắng, say nóng và dị ứng khi đi biển. Luôn kiểm soát con. Hãy chỉ cho trẻ chơi ở những nơi gần bờ, có cha mẹ bên cạnh giữ phao bơi. Nhiều người thường chủ quan để con tự dùng phao tắm hoặc dùng phao cùng con tắm xa bờ. Điều này rất nguy hiểm vì bạn và con sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào. Các vật dụng không thể thiếu. Ngoài kem bảo vệ, cần có áo tắm màu sậm cho bé, tương đương với chỉ số chống nắng 10; dùng mũ đội có vành khoảng 5 cm để bảo vệ cho đầu và mắt, tránh ánh sáng phản chiếu của ánh nắng từ cát biển. Kính mát cho bé chọn loại có khả năng hấp thu một số lượng lớn tia UV. Sau khi tắm, nên nhỏ mắt cho bé bằng dung dịch huyết thanh sinh lý để giảm tác dụng kích thích của nước biển. Nếu bị vài hạt cát lọt vào tai, nên dùng que gòn thấm huyết thanh sinh lý lấy ra. Cho bé uống đủ nước. Trong quá trình đi nghỉ, bạn nên cho bé uống nước ấm sẽ tốt cho sức khỏe của bé hơn. Nên đựng nước trong chai thuôn dài, cổ nhỏ để vừa dễ lấy từ túi ra, lại vừa hạn chế tốc độ nước chảy khỏi miệng chai. Cẩn thận với rác trên bãi biển. Hầu như các bãi biển đều có nhân viên thu dọn rác, tuy nhiên, một số trường hợp chưa thu gom kịp hoặc những mảnh thủy tinh nhỏ lẫn với cát biển hay vỏ của các loại hải sản đã chết bị sóng đánh dạt vào bờ biển lại là mối nguy hại lớn cho sự an toàn của con bạn.Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản. Không ít trường hợp bé bị dị ứng với đồ hải sản, vì thế, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn. Đặc biệt, nên tránh những loại chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập. cá kình, cá kiếm, cá ngừ, cá thu lớn.
Lựa chọn thật kỹ vùng biển sẽ đưa bé tới. Tham khảo trước những thông tin về bãi biển mà bạn định đưa gia đình mình tới. Nếu không đảm bảo những yếu tố an toàn cho trẻ em thì tốt nhất gia đình bạn nên chọn những bãi biển khác dù nơi đó có đẹp và hấp dẫn tới mức nào.
Bé sơ sinh dưới 1 tuổi không nên để phơi nắng trực tiếp vì làn da non trẻ của bé không bảo vệ được cơ thể dưới tia tử ngoại lẫn hồng ngoại, dễ dẫn đến say nắng hoặc bứt rứt khó chịu. Không nên ủ kín bé trong những bộ áo quần đậm màu vì các màu sẫm dễ hấp thu nhiệt làm cơ thể bé không được thông thoáng và dễ mất nước.
Tránh phơi nắng vào giờ quá nóng. Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên để bé phơi nắng vì làn da bé rất mỏng, dễ hấp thu ánh sáng và chưa sẵn sàng để làm cho các melanocyte (tác nhân giúp da chống lại tác hại của tia cực tím) hoạt động. Trên 3 tuổi: Tránh phơi nắng trong khoảng 11-15h, chỉ nên phơi trước và sau giờ cao điểm trên để hưởng lợi ích từ ánh nắng mặt trời.
Bôi kem chống nắng cho trẻ. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 40 đến 50 nếu bé có làn da quá nhạy cảm hoặc gia đình bạn đi du lịch biển ở vùng nhiệt đới. - Chỉ số thông thường là 20-30 giúp bảo vệ tốt và cho phép da bé làm quen từ từ với tác động của ánh nắng. Tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chỉ số 10-15 trong những ngày ít nắng hoặc khi bé đã rám nắng.
Chống say nắng cho bé từ trước. Hai tuần trước khi đi biển, bạn nên cho bé dùng vitamin A, vitamin E tùy theo tuổi và theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sâu cho làn da bé, giúp chống lại tình trạng say nắng, say nóng và dị ứng khi đi biển.
Luôn kiểm soát con. Hãy chỉ cho trẻ chơi ở những nơi gần bờ, có cha mẹ bên cạnh giữ phao bơi. Nhiều người thường chủ quan để con tự dùng phao tắm hoặc dùng phao cùng con tắm xa bờ. Điều này rất nguy hiểm vì bạn và con sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào.
Các vật dụng không thể thiếu. Ngoài kem bảo vệ, cần có áo tắm màu sậm cho bé, tương đương với chỉ số chống nắng 10; dùng mũ đội có vành khoảng 5 cm để bảo vệ cho đầu và mắt, tránh ánh sáng phản chiếu của ánh nắng từ cát biển. Kính mát cho bé chọn loại có khả năng hấp thu một số lượng lớn tia UV.
Sau khi tắm, nên nhỏ mắt cho bé bằng dung dịch huyết thanh sinh lý để giảm tác dụng kích thích của nước biển. Nếu bị vài hạt cát lọt vào tai, nên dùng que gòn thấm huyết thanh sinh lý lấy ra.
Cho bé uống đủ nước. Trong quá trình đi nghỉ, bạn nên cho bé uống nước ấm sẽ tốt cho sức khỏe của bé hơn. Nên đựng nước trong chai thuôn dài, cổ nhỏ để vừa dễ lấy từ túi ra, lại vừa hạn chế tốc độ nước chảy khỏi miệng chai.
Cẩn thận với rác trên bãi biển. Hầu như các bãi biển đều có nhân viên thu dọn rác, tuy nhiên, một số trường hợp chưa thu gom kịp hoặc những mảnh thủy tinh nhỏ lẫn với cát biển hay vỏ của các loại hải sản đã chết bị sóng đánh dạt vào bờ biển lại là mối nguy hại lớn cho sự an toàn của con bạn.
Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản. Không ít trường hợp bé bị dị ứng với đồ hải sản, vì thế, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn. Đặc biệt, nên tránh những loại chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập. cá kình, cá kiếm, cá ngừ, cá thu lớn.