Bé quá hiếu động. Ở cùng độ tuổi, các bé thích vận động nhiều có xu hướng gầy hơn các bé ít vận động. Với những bé lười ăn, việc hiếu động thái quá cũng khiến bé nhẹ cân. Nguyên nhân tiếp theo có thể do bệnh lý. Nếu bé đang ốm, mệt mỏi thì sẽ gây ra chứng biếng ăn, tình trạng này kéo dài, bé sẽ bị nhẹ cân (đặc biệt với nhóm trẻ thường xuyên bị tiêu chảy kéo dài thì rất khó tăng cân). Hoặc do trẻ hay bị nôn ói, vừa ăn vào thức ăn đã bị ói ra, cơ thể chưa kịp hấp thụ các chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng nhẹ cân. Một nguyên nhân khác đó là do di truyền, nếu mẹ hoặc bố (hoặc cả hai) đều nhẹ cân thì có khả năng bé cũng sẽ bị như vậy. Với trường hợp này, dù bé có được hưởng một chế độ dinh dưỡng tốt, khỏe mạnh thì bé vẫn sẽ bị nhẹ cân. Chế độ ăn của bé nghèo dinh dưỡng. Nhiều bé có thể không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết, ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm. Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng là yếu tố có liên quan đến sự nhẹ cân của bé. Có người mẹ mắc cũng sai lầm khi cho bé sử dụng quá nhiều sữa ngoài. Chuyên gia cho rằng, uống nhiều sữa sẽ khiến bé no bụng; kết quả, bé sẽ lười ăn hơn. Hoặc uống nhiều sữa cũng gây rối loạn sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể của bé.Cho bé ăn ít chất béo. Nếu bạn cắt giảm chất béo, chất đường hoặc hàm lượng kalo một cách thiếu khoa học sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe của bé. Các bé cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Hơn nữa, chất béo, chất đường là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bộ não của bé. Bé thường xuyên bị nôn, trớ. Nôn, trớ thường xuyên sẽ khiến cơ thể bé thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, bé cũng có nguy cơ bị nhẹ cân. Nguyên nhân từ cha mẹ. Nhóm cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc bé, gia đình có thu nhập thấp; người mẹ thiếu ý thức vệ sinh trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn cho bé; người mẹ bổ sung vitamin cho bé không đúng cách, khiến bé bị rối loạn hấp thu dinh dưỡng; người mẹ lười đa dạng thực phẩm cho bé… cũng làm tăng nguy cơ nhẹ cân ở bé.
Bé quá hiếu động. Ở cùng độ tuổi, các bé thích vận động nhiều có xu hướng gầy hơn các bé ít vận động. Với những bé lười ăn, việc hiếu động thái quá cũng khiến bé nhẹ cân.
Nguyên nhân tiếp theo có thể do bệnh lý. Nếu bé đang ốm, mệt mỏi thì sẽ gây ra chứng biếng ăn, tình trạng này kéo dài, bé sẽ bị nhẹ cân (đặc biệt với nhóm trẻ thường xuyên bị tiêu chảy kéo dài thì rất khó tăng cân). Hoặc do trẻ hay bị nôn ói, vừa ăn vào thức ăn đã bị ói ra, cơ thể chưa kịp hấp thụ các chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng nhẹ cân.
Một nguyên nhân khác đó là do di truyền, nếu mẹ hoặc bố (hoặc cả hai) đều nhẹ cân thì có khả năng bé cũng sẽ bị như vậy. Với trường hợp này, dù bé có được hưởng một chế độ dinh dưỡng tốt, khỏe mạnh thì bé vẫn sẽ bị nhẹ cân.
Chế độ ăn của bé nghèo dinh dưỡng. Nhiều bé có thể không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết, ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm. Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng là yếu tố có liên quan đến sự nhẹ cân của bé.
Có người mẹ mắc cũng sai lầm khi cho bé sử dụng quá nhiều sữa ngoài. Chuyên gia cho rằng, uống nhiều sữa sẽ khiến bé no bụng; kết quả, bé sẽ lười ăn hơn. Hoặc uống nhiều sữa cũng gây rối loạn sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể của bé.
Cho bé ăn ít chất béo. Nếu bạn cắt giảm chất béo, chất đường hoặc hàm lượng kalo một cách thiếu khoa học sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe của bé. Các bé cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Hơn nữa, chất béo, chất đường là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bộ não của bé.
Bé thường xuyên bị nôn, trớ. Nôn, trớ thường xuyên sẽ khiến cơ thể bé thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, bé cũng có nguy cơ bị nhẹ cân.
Nguyên nhân từ cha mẹ. Nhóm cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc bé, gia đình có thu nhập thấp; người mẹ thiếu ý thức vệ sinh trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn cho bé; người mẹ bổ sung vitamin cho bé không đúng cách, khiến bé bị rối loạn hấp thu dinh dưỡng; người mẹ lười đa dạng thực phẩm cho bé… cũng làm tăng nguy cơ nhẹ cân ở bé.