Nhu cầu tăng cân ít. Trong năm đầu đời, nhu cầu tăng cân của bé rất nhiều, trung bình tăng khoảng 6kg. Nhưng từ 1-5 tuổi thì nhu cầu tăng cân lại rất ít, trung bình chỉ khoảng1-2kg mỗi năm thôi (xem như chỉ bằng ¼ hồi trước 1 tuổi). Vì vậy, não của bé cũng thông báo cho bé biết nhu cầu nạp năng lượng rất ít. Khi nào bé “tiêu xài” bớt năng lượng đã nạp vào trước đó, khi nào bé có nhu cầu tăng cân (nhu cầu này không phải thường xuyên mỗi tháng), khi đó trẻ sẽ ăn. Do đó, các bé 1-5 tuổi có thể đứng cân 3-4 tháng là chuyện bình thường, ba mẹ đừng lôi con ra cân mỗi tháng để chuốc lấy stress không cần thiết. Nếu ba mẹ để cho chúng tự ăn theo nhu cầu của chúng (xin nhấn mạnh là nhu cầu của chúng, chứ không phải nhu cầu của ba mẹ hay ông bác sĩ nhé!), thì khoảng 2-4 tuần lễ sau bé sẽ ăn lại ngon lành hơn (được vài ngày như vậy).Thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi trẻ. Một số ông bố bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn bổ và tốt cho trẻ như: thịt, sữa, trứng, cá quả, … và với niềm tin này, họ tích cực cho cục cưng của mình ăn các thức ăn bổ này hết ngày này qua ngày khác. Nếu cộng thêm kiểu nấu lặp đi lặp lại một số món thì việc trẻ chán ăn là điều dễ hiểu. Trẻ bị ép ăn theo một chế độ cứng nhắc, tạo nên tâm lí sợ ăn. Do lo lắng sợ con đói, con còi nên khi thấy bé ăn không hết bát bột, bát cháo là nhiều bà mẹ cố nhồi, cố ép trẻ ăn cho hết. Nhiều lần như vậy, bé sẽ đâm chán ăn và sợ ăn, dần dần thành phản xạ, nên cứ nhìn thấy bưng thức ăn ra là không muốn ăn. Chúng ta nên biết rằng khi trẻ có tâm lí thoải mái, vui vẻ, nhất là có tâm lí ganh đua khi ăn thì sẽ kích thích các tuyến men tiêu hoá hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Trẻ hay ăn uống vặt và ăn không đúng bữa. Ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và gây cảm giác “no giả tạo”, nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế. Nên cho trẻ ăn đúng giờ mỗi ngày. Trẻ đang bị bệnh. Khi trẻ bị bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, tiêu chảy, viêm tai giữa thì việc trẻ mệt mỏi và chán ăn là đương nhiên. Chăm sóc ăn uống cho trẻ lúc này rất quan trọng, giúp trẻ mau khỏi bệnh và bình phục. Khi trẻ ốm, cần cho ăn những thứ thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng.Chọn loại thức ăn mà trẻ thích và kiên trì dỗ trẻ ăn từng ít một, ăn làm nhiều bữa. Do bẩm sinh. Có 5% trẻ không bao giờ đòi bú hay đòi ăn. Cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng. Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp mồm, bóp mũi trẻ, biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi. Chứng biếng ăn do nguyên nhân tâm thần: rất ít gặp, chỉ chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân kể trên, chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng 2- 3 tháng đầu, trẻ không chịu ăn uống gì, rẫy rụa kêu khóc, ngoài bữa ăn trẻ hoàn toàn bình thường : thông minh nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm. Hiện nay người ta coi chứng này như là một “phản ứng chống đối” của đứa trẻ với gia đình.
Nhu cầu tăng cân ít. Trong năm đầu đời, nhu cầu tăng cân của bé rất nhiều, trung bình tăng khoảng 6kg. Nhưng từ 1-5 tuổi thì nhu cầu tăng cân lại rất ít, trung bình chỉ khoảng1-2kg mỗi năm thôi (xem như chỉ bằng ¼ hồi trước 1 tuổi). Vì vậy, não của bé cũng thông báo cho bé biết nhu cầu nạp năng lượng rất ít. Khi nào bé “tiêu xài” bớt năng lượng đã nạp vào trước đó, khi nào bé có nhu cầu tăng cân (nhu cầu này không phải thường xuyên mỗi tháng), khi đó trẻ sẽ ăn.
Do đó, các bé 1-5 tuổi có thể đứng cân 3-4 tháng là chuyện bình thường, ba mẹ đừng lôi con ra cân mỗi tháng để chuốc lấy stress không cần thiết. Nếu ba mẹ để cho chúng tự ăn theo nhu cầu của chúng (xin nhấn mạnh là nhu cầu của chúng, chứ không phải nhu cầu của ba mẹ hay ông bác sĩ nhé!), thì khoảng 2-4 tuần lễ sau bé sẽ ăn lại ngon lành hơn (được vài ngày như vậy).
Thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi trẻ. Một số ông bố bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn bổ và tốt cho trẻ như: thịt, sữa, trứng, cá quả, … và với niềm tin này, họ tích cực cho cục cưng của mình ăn các thức ăn bổ này hết ngày này qua ngày khác. Nếu cộng thêm kiểu nấu lặp đi lặp lại một số món thì việc trẻ chán ăn là điều dễ hiểu.
Trẻ bị ép ăn theo một chế độ cứng nhắc, tạo nên tâm lí sợ ăn. Do lo lắng sợ con đói, con còi nên khi thấy bé ăn không hết bát bột, bát cháo là nhiều bà mẹ cố nhồi, cố ép trẻ ăn cho hết. Nhiều lần như vậy, bé sẽ đâm chán ăn và sợ ăn, dần dần thành phản xạ, nên cứ nhìn thấy bưng thức ăn ra là không muốn ăn. Chúng ta nên biết rằng khi trẻ có tâm lí thoải mái, vui vẻ, nhất là có tâm lí ganh đua khi ăn thì sẽ kích thích các tuyến men tiêu hoá hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Trẻ hay ăn uống vặt và ăn không đúng bữa. Ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và gây cảm giác “no giả tạo”, nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế. Nên cho trẻ ăn đúng giờ mỗi ngày.
Trẻ đang bị bệnh. Khi trẻ bị bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, tiêu chảy, viêm tai giữa thì việc trẻ mệt mỏi và chán ăn là đương nhiên. Chăm sóc ăn uống cho trẻ lúc này rất quan trọng, giúp trẻ mau khỏi bệnh và bình phục. Khi trẻ ốm, cần cho ăn những thứ thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng.Chọn loại thức ăn mà trẻ thích và kiên trì dỗ trẻ ăn từng ít một, ăn làm nhiều bữa.
Do bẩm sinh. Có 5% trẻ không bao giờ đòi bú hay đòi ăn. Cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng.
Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp mồm, bóp mũi trẻ, biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi.
Chứng biếng ăn do nguyên nhân tâm thần: rất ít gặp, chỉ chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân kể trên, chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng 2- 3 tháng đầu, trẻ không chịu ăn uống gì, rẫy rụa kêu khóc, ngoài bữa ăn trẻ hoàn toàn bình thường : thông minh nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm. Hiện nay người ta coi chứng này như là một “phản ứng chống đối” của đứa trẻ với gia đình.