Tháng 6 đến tháng 8 sẽ là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía Bắc. Nếu gọi sởi là “bão” thì viêm não Nhật Bản là “siêu bão”, do mức độ nặng, tỉ lệ tử vong rất cao, ước tính của thế giới là 20-30%. Do viêm não có thể đi kèm với các bệnh do virus, nên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh có thể được dự báo sớm hơn. Nhưng thường thì bệnh xuất hiện mà không có dấu hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu nhẹ của viêm não thường gồm: Sốt; Nhức đầu; Kém ăn; Mất năng lượng; Có cảm giác bệnh nói chung.Ở những ca bệnh nặng hơn, các triệu chứng thường là sốt cao và có một số các triệu chứng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, gồm: Nhức đầu dữ dội; Nôn mửa; Nhầm lẫn; Mất phương hướng. Người bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 ngày. Tiếp đến là các biểu hiện rất điển hình như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng trên khó phát hiện hơn, nhưng cũng có những dấu hiệu quan trọng có thể nhận thấy, bao gồm: nôn mửa; thóp đầu phình lên; khóc không ngừng hoặc rất khó đụng vào người trẻ. Trẻ bị viêm não trong vài ngày đầu thường có biểu hiện hơi khó chịu, kém ăn, lười chơi, hay quấy khóc. Sau đó đột ngột sốt cao 39-40 độ C, có thể dẫn đến bán hôn mê, hôn mê, co giật. Bệnh viêm não nhật Bản là bệnh gây tử vong cao và cũng là một trong những bệnh để lại di chứng đặt biệt nặng nề (chiếm đến hơn 50%).Trong các trường hợp bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản, tình trạng tổn thương tế bào não cũng như phù não gây nên các di chứng nặng nề như suy giảm khả năng học tập, mất trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động cơ,động kinh, thay đổi nhân cách… Trẻ nhỏ dưới một tuổi thường có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể đưa đến bại não. Trường hợp viêm não tổn thương nặng đến thân não, nơi có trung tâm hô hấp, tuần hoàn, điều nhiệt… bệnh nhân dễ tử vong. Nếu trẻ được chữa trị sớm, bệnh nhẹ, thì sẽ khỏi bệnh, trở lại bình thường.
Tháng 6 đến tháng 8 sẽ là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía Bắc. Nếu gọi sởi là “bão” thì viêm não Nhật Bản là “siêu bão”, do mức độ nặng, tỉ lệ tử vong rất cao, ước tính của thế giới là 20-30%.
Do viêm não có thể đi kèm với các bệnh do virus, nên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh có thể được dự báo sớm hơn. Nhưng thường thì bệnh xuất hiện mà không có dấu hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu nhẹ của viêm não thường gồm: Sốt; Nhức đầu; Kém ăn; Mất năng lượng; Có cảm giác bệnh nói chung.
Ở những ca bệnh nặng hơn, các triệu chứng thường là sốt cao và có một số các triệu chứng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương, gồm: Nhức đầu dữ dội; Nôn mửa; Nhầm lẫn; Mất phương hướng.
Người bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 ngày. Tiếp đến là các biểu hiện rất điển hình như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước.
Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng trên khó phát hiện hơn, nhưng cũng có những dấu hiệu quan trọng có thể nhận thấy, bao gồm: nôn mửa; thóp đầu phình lên; khóc không ngừng hoặc rất khó đụng vào người trẻ. Trẻ bị viêm não trong vài ngày đầu thường có biểu hiện hơi khó chịu, kém ăn, lười chơi, hay quấy khóc. Sau đó đột ngột sốt cao 39-40 độ C, có thể dẫn đến bán hôn mê, hôn mê, co giật.
Bệnh viêm não nhật Bản là bệnh gây tử vong cao và cũng là một trong những bệnh để lại di chứng đặt biệt nặng nề (chiếm đến hơn 50%).
Trong các trường hợp bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản, tình trạng tổn thương tế bào não cũng như phù não gây nên các di chứng nặng nề như suy giảm khả năng học tập, mất trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động cơ,động kinh, thay đổi nhân cách…
Trẻ nhỏ dưới một tuổi thường có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể đưa đến bại não. Trường hợp viêm não tổn thương nặng đến thân não, nơi có trung tâm hô hấp, tuần hoàn, điều nhiệt… bệnh nhân dễ tử vong. Nếu trẻ được chữa trị sớm, bệnh nhẹ, thì sẽ khỏi bệnh, trở lại bình thường.