Cháo gà: Cháo gà nóng là một trong những món ăn đã có từ xưa, đây là loại cháo rất tốt cho các bệnh cảm lạnh và viêm họng không chỉ đối với người lớn mà còn có công dụng với cả trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cháo gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính - các tế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi. Cháo táo đỏ, bí ngô: Đây là một loại cháo dễ chế biến và có tác dụng rất tốt, có thể trị cảm cho bé yêu của bạn trong mùa đông.Lấy một quả bí ngô, táo đỏ khoảng 500g, đường đỏ 200g. Sau đó rửa sạch bí ngô, táo đỏ và bỏ vào nồi nấu cùng với đường đỏ, đổ nước vừa đủ để nấu thành cháo. Món cháo này dễ ăn, có tác dụng giúp bé yêu thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng và có thể trị ho lâu ngày ở trẻ. Với món cháo này mỗi ngày bạn cho bé ăn 1 bát vào buổi sáng.Bột yến mạch: Chỉ mất một vài phút trong lò vi sóng (hoặc lâu hơn một chút trên bếp) là bạn đã có thể làm cho con bạn một bát bột yến mạch – lựa chọn này đặc biệt thích hợp trong những ngày trời lạnh. Bạn có thể thêm trái cây vào chén bột này cho có vị ngọt hoặc cho 1 chút quế, nhục đậu khấu, hoặc các loại gia vị khác để làm nên một hương vị khác lạ. Trứng. Thực phẩm này cực dễ chế biến và cũng nhanh chóng giúp bé bạn tỉnh táo lên bởi mùi thơm của chúng. Tăng cường protein trong trứng và độ hấp dẫn bằng cách thêm nấm cắt nhỏ, cà chua và rau vào để có một món trứng tráng đủ dưỡng chất; bạn cũng có thể thêm một chút gia vị tươi như hẹ hoặc rau ngải cứu, hành lá trước khi hấp hoặc chiên. Súp đậu đen. Đậu đen rất chứa nguồn sắt và đồng D. Vì vậy, nhấm nháp vài thìa súp đậu đen sẽ giúp cơ bắp sử dụng nhiều oxy hơn đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trung bình một bát súp sẽ cung cấp khoảng 15 gram protein và chất xơ. Không giống như các nguồn protein động vật, đậu đen hầu như không chứa chất béo bão hòa. Sữa nóng. Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng của trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ cho trẻ uống một cốc sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường. Đặc biệt nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Nếu bé đã ăn dặm buổi sáng, mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó. Nước ép trái cây. Có rất nhiều bé thích uống nước hoa quả. Điều này là một bổ sung khá tốt cho bữa sáng của con, miễn là mẹ cho trẻ uống nước hoa quả 100% nguyên chất và không cho thêm đường. Chú ý cho trẻ uống nước trái cây ấm vào mùa đông và súc miệng ngay sau khi uống xong để tránh cho trẻ bị sâu răng.Bánh mì nướng, bánh mì sandwich với bơ đậu phộng. Bánh mỳ là lựa chọn hay cho bữa sáng của bé, nhưng mẹ nhớ chọn bánh mỳ được làm từ ngũ cốc nguyên hạt để cho trẻ một nguồn năng lượng dồi dào nhé. Bơ đậu phộng là nguồn cung cấp protein dồi dào nhưng nhiều sản phẩm cũng chứa nhiều axít béo, không tốt cho tim mạch và sức khỏe của trẻ, vì vậy khi lựa chọn bạn hãy lưu ý đến thành phần ghi trên vỏ hộp; cũng có thể thay bằng bơ hạnh nhân hoặc bơ của hạt hướng dương, ít chất béo hơn.
Cháo gà: Cháo gà nóng là một trong những món ăn đã có từ xưa, đây là loại cháo rất tốt cho các bệnh cảm lạnh và viêm họng không chỉ đối với người lớn mà còn có công dụng với cả trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cháo gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính - các tế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi.
Cháo táo đỏ, bí ngô: Đây là một loại cháo dễ chế biến và có tác dụng rất tốt, có thể trị cảm cho bé yêu của bạn trong mùa đông.Lấy một quả bí ngô, táo đỏ khoảng 500g, đường đỏ 200g. Sau đó rửa sạch bí ngô, táo đỏ và bỏ vào nồi nấu cùng với đường đỏ, đổ nước vừa đủ để nấu thành cháo. Món cháo này dễ ăn, có tác dụng giúp bé yêu thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng và có thể trị ho lâu ngày ở trẻ. Với món cháo này mỗi ngày bạn cho bé ăn 1 bát vào buổi sáng.
Bột yến mạch: Chỉ mất một vài phút trong lò vi sóng (hoặc lâu hơn một chút trên bếp) là bạn đã có thể làm cho con bạn một bát bột yến mạch – lựa chọn này đặc biệt thích hợp trong những ngày trời lạnh. Bạn có thể thêm trái cây vào chén bột này cho có vị ngọt hoặc cho 1 chút quế, nhục đậu khấu, hoặc các loại gia vị khác để làm nên một hương vị khác lạ.
Trứng. Thực phẩm này cực dễ chế biến và cũng nhanh chóng giúp bé bạn tỉnh táo lên bởi mùi thơm của chúng. Tăng cường protein trong trứng và độ hấp dẫn bằng cách thêm nấm cắt nhỏ, cà chua và rau vào để có một món trứng tráng đủ dưỡng chất; bạn cũng có thể thêm một chút gia vị tươi như hẹ hoặc rau ngải cứu, hành lá trước khi hấp hoặc chiên.
Súp đậu đen. Đậu đen rất chứa nguồn sắt và đồng D. Vì vậy, nhấm nháp vài thìa súp đậu đen sẽ giúp cơ bắp sử dụng nhiều oxy hơn đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trung bình một bát súp sẽ cung cấp khoảng 15 gram protein và chất xơ. Không giống như các nguồn protein động vật, đậu đen hầu như không chứa chất béo bão hòa.
Sữa nóng. Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng của trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ cho trẻ uống một cốc sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường. Đặc biệt nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Nếu bé đã ăn dặm buổi sáng, mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó.
Nước ép trái cây. Có rất nhiều bé thích uống nước hoa quả. Điều này là một bổ sung khá tốt cho bữa sáng của con, miễn là mẹ cho trẻ uống nước hoa quả 100% nguyên chất và không cho thêm đường. Chú ý cho trẻ uống nước trái cây ấm vào mùa đông và súc miệng ngay sau khi uống xong để tránh cho trẻ bị sâu răng.
Bánh mì nướng, bánh mì sandwich với bơ đậu phộng. Bánh mỳ là lựa chọn hay cho bữa sáng của bé, nhưng mẹ nhớ chọn bánh mỳ được làm từ ngũ cốc nguyên hạt để cho trẻ một nguồn năng lượng dồi dào nhé. Bơ đậu phộng là nguồn cung cấp protein dồi dào nhưng nhiều sản phẩm cũng chứa nhiều axít béo, không tốt cho tim mạch và sức khỏe của trẻ, vì vậy khi lựa chọn bạn hãy lưu ý đến thành phần ghi trên vỏ hộp; cũng có thể thay bằng bơ hạnh nhân hoặc bơ của hạt hướng dương, ít chất béo hơn.