Sặc, hóc các loại hạt. Các loại hạt dưa, bí, mãng cầu hoặc đồ chơi kích cỡ nhỏ… là dị vật đường thở thường gặp ở trẻ em vào dịp Tết. Các trường hợp này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng ban đầu của trẻ hóc các dị vật nói trên thường là ho sặc, tím tái, giãy giụa, nghẹt thở thoáng qua và sau đó bắt đầu khó thở, khò khè, ho. Trong tình huống này, trước khi đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất, phụ huynh nên vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành (mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp để đẩy dị vật ra ngoài) ở 3 tư thế đứng, ngồi hoặc nằm nếu bệnh nhân đã lớn. Ngoài ra, để phòng ngừa tai nạn, phụ huynh phải hết sức cẩn trọng khi cho trẻ ăn các loại trái cây, đặc biệt dạy trẻ không ngậm đồ chơi. Cảm lạnh khi du xuân. Theo các bác sỹ, nhiều cha mẹ đưa con đi chơi bằng xe máy, trong lúc đi xe, thay vì cho trẻ ngồi giữa thì nhiều bậc cha mẹ lại cho trẻ đứng lên để nhìn được quang cảnh đường phố dễ hơn. Theo các bác sĩ, cách cho trẻ đứng khi chạy xe sẽ rất nguy hiểm vì trẻ có thể bị ngã. Đã có nhiều trẻ bị gãy xương, chấn thương sọ não. Cùng với đó, thời tiết rét đậm khi đi chơi xuân khiến không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng rất dễ bị nhiễm lạnh. Từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp, biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết... Nhiều trẻ ở trong tình trạng bệnh đã nặng, phải cấp cứu với những triệu chứng của suy hô hấp. Khi đi chơi Tết cần chú ý giữ ấm, nhất là trẻ em phải giữ ấm cổ, ngực và chân tay, che khẩu trang, khăn choàng cho bé khi đi đường. Không nên đi chơi khi trời còn sớm, nhiều sương và cũng đừng để sương đêm đã xuống mới đưa trẻ về nhà. Ở thời điểm này, thời tiết rất lạnh, buốt và độc, sức đề kháng còn non yếu của trẻ sẽ khó chống đỡ, dễ sinh bệnh. Phỏng vì vàng mã, nước sôi. Ngày Tết, các gia đình thường tất bật đun nấu, bưng nước hay thức ăn nóng chuẩn bị cho mâm cỗ. Trẻ chạy chơi gần bếp nên dễ vấp trúng vật dụng đựng nước hoặc thức ăn nóng để dưới đất. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị phỏng do gia đình đốt vàng mã quá nhiều, trong khi trẻ mải chơi nên sờ tay, chân vào dụng cụ đựng vàng mã bằng nhôm, inox hay ngã vào nơi đốt.Dịp Tết sẽ có nhiều nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trong các trường hợp nói trên, chúng ta cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi khu vực gây phỏng, dùng nước lạnh dội liên tục vào vùng phỏng ít nhất 15 phút. Sau đó, đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không dùng nước mắm, mật ong hoặc các phương thức dân gian để sơ cứu phỏng. Để phòng tránh, cha mẹ cần chú ý ngắt điện tất cả dụng cụ không sử dụng; dán băng keo hoặc dùng nắp đậy các lỗ cắm điện, thay các dây điện cũ; cách ly trẻ khỏi khu vực đang sửa chữa, thay dây điện. Các gia đình đặc biệt lưu ý các chỗ dây điện bị gấp khúc là nơi dễ bị sờn, tróc vỏ bọc. Tổn thương mắt do trò chơi. Dịp Tết, trẻ em thường nhận được nhiều quà, trong đó có cả súng đồ chơi, phi tiêu và dụng cụ thể thao… là những thứ dễ gây tổn thương. Vì vậy, cha mẹ cần tránh mua đồ chơi có những chi tiết nhọn, nhô ra hoặc có thể bắn được; luôn để mắt đến trẻ khi chúng chơi những đồ chơi hoặc những trò chơi có nguy cơ gây chấn thương. Các vật dụng khác cũng có thể gây nguy hiểm cho mắt của trẻ là bóng đèn nhấp nháy, vật trang trí bằng thủy tinh… Các gia đình phải hết sức cẩn thận khi lại gần hoặc di chuyển cây cảnh trong nhà. Nên rửa mắt cho trẻ bằng vòi nước, nhúng mắt vào nước sạch khi bị bụi hay hóa chất lọt vào. Khi có dị vật vào mắt thì không được dụi, không cố lấy ra mà cần đến cơ sở y tế để xử lý. Ngày Tết, nhiều gia đình thắp nhang, nến liên tục trên bàn thờ. Khói nhang, nến đều là nguồn độc chất gây hại cho đường hô hấp, đặc biệt với người già, trẻ em, người có bệnh lý đường hô hấp. Do vậy, không nên đốt quá nhiều nhang, nến trong nhà và phải mở cửa sổ cho khói được lưu thoát làm loãng nồng độ, giảm thiểu tác hại đến đường hô hấp.
Sặc, hóc các loại hạt. Các loại hạt dưa, bí, mãng cầu hoặc đồ chơi kích cỡ nhỏ… là dị vật đường thở thường gặp ở trẻ em vào dịp Tết. Các trường hợp này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng ban đầu của trẻ hóc các dị vật nói trên thường là ho sặc, tím tái, giãy giụa, nghẹt thở thoáng qua và sau đó bắt đầu khó thở, khò khè, ho.
Trong tình huống này, trước khi đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất, phụ huynh nên vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành (mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp để đẩy dị vật ra ngoài) ở 3 tư thế đứng, ngồi hoặc nằm nếu bệnh nhân đã lớn. Ngoài ra, để phòng ngừa tai nạn, phụ huynh phải hết sức cẩn trọng khi cho trẻ ăn các loại trái cây, đặc biệt dạy trẻ không ngậm đồ chơi.
Cảm lạnh khi du xuân. Theo các bác sỹ, nhiều cha mẹ đưa con đi chơi bằng xe máy, trong lúc đi xe, thay vì cho trẻ ngồi giữa thì nhiều bậc cha mẹ lại cho trẻ đứng lên để nhìn được quang cảnh đường phố dễ hơn. Theo các bác sĩ, cách cho trẻ đứng khi chạy xe sẽ rất nguy hiểm vì trẻ có thể bị ngã. Đã có nhiều trẻ bị gãy xương, chấn thương sọ não.
Cùng với đó, thời tiết rét đậm khi đi chơi xuân khiến không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng rất dễ bị nhiễm lạnh. Từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp, biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết... Nhiều trẻ ở trong tình trạng bệnh đã nặng, phải cấp cứu với những triệu chứng của suy hô hấp.
Khi đi chơi Tết cần chú ý giữ ấm, nhất là trẻ em phải giữ ấm cổ, ngực và chân tay, che khẩu trang, khăn choàng cho bé khi đi đường. Không nên đi chơi khi trời còn sớm, nhiều sương và cũng đừng để sương đêm đã xuống mới đưa trẻ về nhà. Ở thời điểm này, thời tiết rất lạnh, buốt và độc, sức đề kháng còn non yếu của trẻ sẽ khó chống đỡ, dễ sinh bệnh.
Phỏng vì vàng mã, nước sôi. Ngày Tết, các gia đình thường tất bật đun nấu, bưng nước hay thức ăn nóng chuẩn bị cho mâm cỗ. Trẻ chạy chơi gần bếp nên dễ vấp trúng vật dụng đựng nước hoặc thức ăn nóng để dưới đất. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị phỏng do gia đình đốt vàng mã quá nhiều, trong khi trẻ mải chơi nên sờ tay, chân vào dụng cụ đựng vàng mã bằng nhôm, inox hay ngã vào nơi đốt.
Dịp Tết sẽ có nhiều nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trong các trường hợp nói trên, chúng ta cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi khu vực gây phỏng, dùng nước lạnh dội liên tục vào vùng phỏng ít nhất 15 phút. Sau đó, đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không dùng nước mắm, mật ong hoặc các phương thức dân gian để sơ cứu phỏng.
Để phòng tránh, cha mẹ cần chú ý ngắt điện tất cả dụng cụ không sử dụng; dán băng keo hoặc dùng nắp đậy các lỗ cắm điện, thay các dây điện cũ; cách ly trẻ khỏi khu vực đang sửa chữa, thay dây điện. Các gia đình đặc biệt lưu ý các chỗ dây điện bị gấp khúc là nơi dễ bị sờn, tróc vỏ bọc.
Tổn thương mắt do trò chơi. Dịp Tết, trẻ em thường nhận được nhiều quà, trong đó có cả súng đồ chơi, phi tiêu và dụng cụ thể thao… là những thứ dễ gây tổn thương. Vì vậy, cha mẹ cần tránh mua đồ chơi có những chi tiết nhọn, nhô ra hoặc có thể bắn được; luôn để mắt đến trẻ khi chúng chơi những đồ chơi hoặc những trò chơi có nguy cơ gây chấn thương.
Các vật dụng khác cũng có thể gây nguy hiểm cho mắt của trẻ là bóng đèn nhấp nháy, vật trang trí bằng thủy tinh… Các gia đình phải hết sức cẩn thận khi lại gần hoặc di chuyển cây cảnh trong nhà. Nên rửa mắt cho trẻ bằng vòi nước, nhúng mắt vào nước sạch khi bị bụi hay hóa chất lọt vào. Khi có dị vật vào mắt thì không được dụi, không cố lấy ra mà cần đến cơ sở y tế để xử lý.
Ngày Tết, nhiều gia đình thắp nhang, nến liên tục trên bàn thờ. Khói nhang, nến đều là nguồn độc chất gây hại cho đường hô hấp, đặc biệt với người già, trẻ em, người có bệnh lý đường hô hấp. Do vậy, không nên đốt quá nhiều nhang, nến trong nhà và phải mở cửa sổ cho khói được lưu thoát làm loãng nồng độ, giảm thiểu tác hại đến đường hô hấp.