Nói bậy không phải là lỗi của trẻ nhỏ. Ở tuổi này, bé không phân biệt được thế nào là nói bậy mà cố gắng bắt chước tất cả những lời mà mình nghe được, chỉ cần nghe nói bậy một lần là các bé bắt chước luôn. Điều đầu tiên khi nghe thấy bé nói bậy là cha mẹ nên bình tĩnh. Một phản ứng thái quá có thể khuyến khích bé tiếp tục sử dụng ngôn ngữ xấu.
Xem lại ngôn ngữ của chính cha mẹ. Không nói bậy, nói tục, chửi thề trước mặt con cái hoặc ngay cả khi bạn nghĩ bé không nghe được. Nếu bé thường xuyên nghe bạn chửi thề trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, sẽ rất khó thuyết phục bé không được nói như thế. Nếu bé bắt chước những gì bạn đã nói, bạn nên thừa nhận mình không nên nói vậy và làm bé xao lãng với một câu chuyện hoặc một bài hát và dặn lòng là bạn sẽ không dùng những từ đó nữa.
Kỷ luật nghiêm. Trẻ học nói bậy rất nhanh. Mẹ hãy nói rõ với trẻ rằng không được phép sử dụng ngôn ngữ đó. Hãy dùng các biện pháp kỷ luật như cắt thời gian xem TV hay giảm thời gian chơi nếu cần thiết. Có thể con sẽ cau có hay khó chịu, nhưng hãy nhớ đây là điều phải làm.
Uốn nắn cách nói chuyện của bé hàng ngày. tránh cho con bắt chước thói xấu từ môi trường xung quanh. Đồng thời, hãy dành nhiều thời gian nói chuyện với bé mỗi ngày để hiểu rõ con hơn và bắt kịp đà phát triển ngôn ngữ của bé để có những điều chỉnh thích hợp về lời ăn tiếng nói.
Giải thích rõ ràng từ đó không nên dùng. Trẻ con chỉ học theo một cách vô thức khi phải tiếp xúc với môi trường không tốt. Vì vậy, nếu bé hỏi về từ này, từ kia vừa nghe được, hãy giải thích cho con. Hỏi xem bé nghe từ đó ở đâu, ai đã nói? Khẳng định với bé, đó là từ hư, không ai thích nghe cả. Vì thế, bé không nên học nói theo.
Dạy bé biết dùng từ thay thế. Bản thân người lớn phải làm gương khi cáu giận. Chẳng hạn, có thể nói: “Bố thật bực mình vì tắc đường” hay “Mẹ rất tức vì mua phải hộp phấn kém chất lượng”... thay vì chửi bậy.
Nói bậy không phải là lỗi của trẻ nhỏ. Ở tuổi này, bé không phân biệt được thế nào là nói bậy mà cố gắng bắt chước tất cả những lời mà mình nghe được, chỉ cần nghe nói bậy một lần là các bé bắt chước luôn. Điều đầu tiên khi nghe thấy bé nói bậy là cha mẹ nên bình tĩnh. Một phản ứng thái quá có thể khuyến khích bé tiếp tục sử dụng ngôn ngữ xấu.
Xem lại ngôn ngữ của chính cha mẹ. Không nói bậy, nói tục, chửi thề trước mặt con cái hoặc ngay cả khi bạn nghĩ bé không nghe được. Nếu bé thường xuyên nghe bạn chửi thề trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, sẽ rất khó thuyết phục bé không được nói như thế.
Nếu bé bắt chước những gì bạn đã nói, bạn nên thừa nhận mình không nên nói vậy và làm bé xao lãng với một câu chuyện hoặc một bài hát và dặn lòng là bạn sẽ không dùng những từ đó nữa.
Kỷ luật nghiêm. Trẻ học nói bậy rất nhanh. Mẹ hãy nói rõ với trẻ rằng không được phép sử dụng ngôn ngữ đó. Hãy dùng các biện pháp kỷ luật như cắt thời gian xem TV hay giảm thời gian chơi nếu cần thiết. Có thể con sẽ cau có hay khó chịu, nhưng hãy nhớ đây là điều phải làm.
Uốn nắn cách nói chuyện của bé hàng ngày. tránh cho con bắt chước thói xấu từ môi trường xung quanh. Đồng thời, hãy dành nhiều thời gian nói chuyện với bé mỗi ngày để hiểu rõ con hơn và bắt kịp đà phát triển ngôn ngữ của bé để có những điều chỉnh thích hợp về lời ăn tiếng nói.
Giải thích rõ ràng từ đó không nên dùng. Trẻ con chỉ học theo một cách vô thức khi phải tiếp xúc với môi trường không tốt. Vì vậy, nếu bé hỏi về từ này, từ kia vừa nghe được, hãy giải thích cho con. Hỏi xem bé nghe từ đó ở đâu, ai đã nói? Khẳng định với bé, đó là từ hư, không ai thích nghe cả. Vì thế, bé không nên học nói theo.
Dạy bé biết dùng từ thay thế. Bản thân người lớn phải làm gương khi cáu giận. Chẳng hạn, có thể nói: “Bố thật bực mình vì tắc đường” hay “Mẹ rất tức vì mua phải hộp phấn kém chất lượng”... thay vì chửi bậy.