Hóc, sặc là tình trạng mà rất nhiều trẻ mắc phải do nuốt các đồ vật hoặc thức ăn và chúng bị mắc ở đường thở. Nhiều khi, do sự chủ quan hay sơ suất của cha mẹ, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị hóc, sặc dị vật gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tử vong.Cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi mình, đầu chúi về phía trước thấp hơn phần thân và dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé. Với những bé lớn trên 3 tuổi, mẹ có thể yêu cầu bé đứng chúi đầu xuống đất, phần đầu thấp hơn ngực, rồi lấy tay vỗ vào giữa hai xương bả vai của con khoảng 5-7 cái với động tác dứt khoát.Cách 2. Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào phần bụng của con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút để vật bị hóc vọt ra ngoài.Sơ cứu bé bị bỏng. Bỏng ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, bởi sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ bội nhiễm. Một vết bỏng diện tích hẹp nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây hoại tử, thậm chí chết do nhiễm trùng.Khi trẻ bị bỏng nước, cách sơ cứu đơn giản nhất là ngâm ngay phần da bé bị bỏng vào nước lạnh sạch, trong thời gian từ 15 đến 20 phút, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.Đối với trẻ bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ. Cha mẹ hãy đặt trẻ nằm xuống nền đất cứng và hô hấp nhân tạo cho đến khi trẻ thở lại được mới vận chuyển đến cơ sở y tế, tránh đưa đi cấp cứu ngay.Ngộ độc thực phẩm. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, vì vậy trẻ rất dễ mắc ngộ độc thực phẩm. Các bậc phụ huynh lưu ý, khi thấy các bé có triệu chứng của bệnh này cần sơ cứu kịp thời vì nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.Gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để thức ăn và độc tố tống hết ra ngoài. Gây nôn có nhiều cách như, ngoáy vào họng để gây nôn hoặc uống đầy nước rồi móc họng. Khi nôn sặc lên mũi cha mẹ phải dùng miệng để hút ra ngoài để trẻ không bị sặc dẫn đến tử vong.Tuyệt đối không được cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn được tiêu hóa hết hoặc nôn hết ra ngoài là khỏi. Phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, không nên tùy tiện cho con uống thuốc.
Hóc, sặc là tình trạng mà rất nhiều trẻ mắc phải do nuốt các đồ vật hoặc thức ăn và chúng bị mắc ở đường thở. Nhiều khi, do sự chủ quan hay sơ suất của cha mẹ, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị hóc, sặc dị vật gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tử vong.
Cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi mình, đầu chúi về phía trước thấp hơn phần thân và dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé. Với những bé lớn trên 3 tuổi, mẹ có thể yêu cầu bé đứng chúi đầu xuống đất, phần đầu thấp hơn ngực, rồi lấy tay vỗ vào giữa hai xương bả vai của con khoảng 5-7 cái với động tác dứt khoát.
Cách 2. Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào phần bụng của con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút để vật bị hóc vọt ra ngoài.
Sơ cứu bé bị bỏng. Bỏng ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, bởi sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ bội nhiễm. Một vết bỏng diện tích hẹp nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây hoại tử, thậm chí chết do nhiễm trùng.
Khi trẻ bị bỏng nước, cách sơ cứu đơn giản nhất là ngâm ngay phần da bé bị bỏng vào nước lạnh sạch, trong thời gian từ 15 đến 20 phút, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Đối với trẻ bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ. Cha mẹ hãy đặt trẻ nằm xuống nền đất cứng và hô hấp nhân tạo cho đến khi trẻ thở lại được mới vận chuyển đến cơ sở y tế, tránh đưa đi cấp cứu ngay.
Ngộ độc thực phẩm. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, vì vậy trẻ rất dễ mắc ngộ độc thực phẩm. Các bậc phụ huynh lưu ý, khi thấy các bé có triệu chứng của bệnh này cần sơ cứu kịp thời vì nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để thức ăn và độc tố tống hết ra ngoài. Gây nôn có nhiều cách như, ngoáy vào họng để gây nôn hoặc uống đầy nước rồi móc họng. Khi nôn sặc lên mũi cha mẹ phải dùng miệng để hút ra ngoài để trẻ không bị sặc dẫn đến tử vong.
Tuyệt đối không được cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn được tiêu hóa hết hoặc nôn hết ra ngoài là khỏi. Phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, không nên tùy tiện cho con uống thuốc.