1. Hãy thấu hiểu sự nhút nhát của con và tránh làm cho bé cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Hãy thừa nhận những cảm xúc của bé, đừng phán xét một cách tiêu cực bởi điều đó sẽ càng làm bé cảm thấy bất an và nhút nhát hơn. Thay vào đó hãy giúp các bé cảm nhận tốt hơn về bản thân mình. Nhờ những điều này mà khi lớn lên bé sẽ có khả năng đồng cảm với người khác, sẽ giúp bé phát triển kỹ năng xã hội và liên kết tốt hơn với mọi người. 2. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Nỗi sợ hãi của bé có thể rất buồn cười và vô lý đối với người lớn, nhưng nó là vấn đề lớn đối với trẻ. Cha mẹ nên nghiêm túc nói chuyện về nỗi sợ đó, giải thích cho con hiểu một cách đơn giản, hài hước nhất về cái bé đang lo sợ. Trẻ sẽ không bao giờ hết nhút nhát nếu mẹ phớt lờ đi nỗi sợ của chúng. 3. Trẻ cần được dạy cách giao lưu bằng mắt, bắt tay, mỉm cười và trò chuyện một cách đúng mực. Hãy nhập vai và dạy con cách tham gia một trò chơi, giới thiệu con với những đứa trẻ khác trong bữa tiệc, hoặc sắp xếp một buổi đi chơi. Những trẻ có thể thành công trong việc gia nhập vào nhóm của những đứa trẻ khác sẽ có khả năng quan sát tốt, biết cách hòa nhập với mọi người thay vì trở nên lạc lõng. 4. Giao cho bé một công việc nhỏ. Trẻ sẽ làm tốt hơn khi tự chúng chịu trách nhiệm với công việc. Nhóc sẽ cảm thấy mình đang thực sự đóng góp và sẽ vô tình tương tác với người khác trong quá trình “làm việc” này. Chỉ nên giao cho trẻ những công việc nhẹ nhàng như thu thập rác trong phòng, đóng cửa trước khi đi ngủ hay nhặt rau, sắp bát đĩa trong bữa ăn. 5. Mẹ cũng đừng tiếc nhưng lời khen ngợi khi bé hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Hầu hết trẻ em nhút nhát luôn muốn được xem là mình đặc biệt, tuy nhiên họ gặp khó khăn thể hiện nó. Cha mẹ hãy nêu gương bé trong gia đình hay khoe thành tích học tập của bé khi có đông người. Có thể là một sự khác biệt lớn thay đổi tâm tư bé. 6. Cùng chơi game trong gia đình sẽ có những cuộc thảo luận và tranh cãi vui vẻ hơn thay vì đọc truyện cho trẻ nghe. Khuyến khích trẻ đưa ra những ý kiến của mình bất cứ trường hợp nào ví dụ, hôm nay ăn gì, chơi gì hay đi du lịch tại đâu. Nếu đưa được những vở kịch và tiểu phẩm vào trong gia đình lại càng có hiệu quả hơn nữa. 7. Không tạo áp lực cho bé. Mẹ đừng bao giờ quát mắng và trừng phạt nếu bé tỏ ra thô lỗ hoặc không trả lời khi có ai đó hỏi chuyện. Hãy làm cách nào đó nhẹ nhàng để bé tự nguyện chào hỏi, bắt chuyện với người khác mà không ảnh hưởng đến tâm lý trẻ 8. Đừng dạy con quá đề phòng những người lạ. Ngược lại, hãy cho con biết rằng con luôn có bố mẹ, hoặc thầy cô giáo, bạn bè bên cạnh, vì thế con sẽ không cần phải sợ những người lạ nữa. Một khi con đã đủ lớn để có thể ra đường một mình, hãy trao đổi với con cách để tự bảo vệ bản thân mình.
1. Hãy thấu hiểu sự nhút nhát của con và tránh làm cho bé cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Hãy thừa nhận những cảm xúc của bé, đừng phán xét một cách tiêu cực bởi điều đó sẽ càng làm bé cảm thấy bất an và nhút nhát hơn.
Thay vào đó hãy giúp các bé cảm nhận tốt hơn về bản thân mình. Nhờ những điều này mà khi lớn lên bé sẽ có khả năng đồng cảm với người khác, sẽ giúp bé phát triển kỹ năng xã hội và liên kết tốt hơn với mọi người.
2. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Nỗi sợ hãi của bé có thể rất buồn cười và vô lý đối với người lớn, nhưng nó là vấn đề lớn đối với trẻ. Cha mẹ nên nghiêm túc nói chuyện về nỗi sợ đó, giải thích cho con hiểu một cách đơn giản, hài hước nhất về cái bé đang lo sợ. Trẻ sẽ không bao giờ hết nhút nhát nếu mẹ phớt lờ đi nỗi sợ của chúng.
3. Trẻ cần được dạy cách giao lưu bằng mắt, bắt tay, mỉm cười và trò chuyện một cách đúng mực. Hãy nhập vai và dạy con cách tham gia một trò chơi, giới thiệu con với những đứa trẻ khác trong bữa tiệc, hoặc sắp xếp một buổi đi chơi.
Những trẻ có thể thành công trong việc gia nhập vào nhóm của những đứa trẻ khác sẽ có khả năng quan sát tốt, biết cách hòa nhập với mọi người thay vì trở nên lạc lõng.
4. Giao cho bé một công việc nhỏ. Trẻ sẽ làm tốt hơn khi tự chúng chịu trách nhiệm với công việc. Nhóc sẽ cảm thấy mình đang thực sự đóng góp và sẽ vô tình tương tác với người khác trong quá trình “làm việc” này. Chỉ nên giao cho trẻ những công việc nhẹ nhàng như thu thập rác trong phòng, đóng cửa trước khi đi ngủ hay nhặt rau, sắp bát đĩa trong bữa ăn.
5. Mẹ cũng đừng tiếc nhưng lời khen ngợi khi bé hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Hầu hết trẻ em nhút nhát luôn muốn được xem là mình đặc biệt, tuy nhiên họ gặp khó khăn thể hiện nó. Cha mẹ hãy nêu gương bé trong gia đình hay khoe thành tích học tập của bé khi có đông người. Có thể là một sự khác biệt lớn thay đổi tâm tư bé.
6. Cùng chơi game trong gia đình sẽ có những cuộc thảo luận và tranh cãi vui vẻ hơn thay vì đọc truyện cho trẻ nghe. Khuyến khích trẻ đưa ra những ý kiến của mình bất cứ trường hợp nào ví dụ, hôm nay ăn gì, chơi gì hay đi du lịch tại đâu. Nếu đưa được những vở kịch và tiểu phẩm vào trong gia đình lại càng có hiệu quả hơn nữa.
7. Không tạo áp lực cho bé. Mẹ đừng bao giờ quát mắng và trừng phạt nếu bé tỏ ra thô lỗ hoặc không trả lời khi có ai đó hỏi chuyện. Hãy làm cách nào đó nhẹ nhàng để bé tự nguyện chào hỏi, bắt chuyện với người khác mà không ảnh hưởng đến
tâm lý trẻ
8. Đừng dạy con quá đề phòng những người lạ. Ngược lại, hãy cho con biết rằng con luôn có bố mẹ, hoặc thầy cô giáo, bạn bè bên cạnh, vì thế con sẽ không cần phải sợ những người lạ nữa. Một khi con đã đủ lớn để có thể ra đường một mình, hãy trao đổi với con cách để tự bảo vệ bản thân mình.