Phải giữ ấm cho cơ thể, bàn chân khi đi ngoài trời và trong lúc ngủ là đặc biệt cần thiết để tránh mắc cúm. Đặc biệt các mẹ bầu nên tập thói quen giữ cho chân luôn được ấm bằng cách, bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và giữ ấm cổ khi đi ngủ. Khi ra đường vào sáng sớm hoặc chiều tối, chị em cũng cần giữ ấm cơ thể để luôn khỏe mạnh và tránh xa được cảm cúm. Tỏi có công hiệu sát trùng mạnh, bất kể là ăn sống hay nấu chín, tỏi đều có tác dụng giữ ấm cho đường tiêu hóa, lưu thông khí huyết, chống lạnh bụng. Mỗi ngày các bà bầu chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản và lành tính.
Bạn cũng có thể giã nát tỏi rồi cho vào lọ nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào mũi nếu đang bị cảm cúm. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm hoặc cho nhiều hơn khi nấu các món cần tỏi để ăn kể cả khi chưa bị cúm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam đặc biệt cam sành chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa – có khả năng chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch. Không chỉ có tác dụng chống cảm cúm, nước và vỏ cam còn chữa bệnh ho hiệu quả. Những cơn ho do cảm cúm trong thời kì bầu bí mang lại cảm giác khó chịu. Luôn bịt khẩu trang khi ra ngoài bất kể trời lạnh hay nóng sẽ giúp bạn ngăn cản lượng đáng kể virus cúm xâm nhập qua đường hô hấp. Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng…chính vì vậy loại gia vị này có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Nếu không may mắc cúm bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất cho bà bầu là từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, tía tô ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Trong sữa chua có probiotics giúp tập hợp các vi khuẩn có lợi trong dạ dày và ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, trong đó có bệnh cúm. Các bà bầu không nên ăn sữa chua ngay khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh vì nó có thể khiến bạn bị viêm họng, cách tốt nhất là ăn sau khi bỏ sữa chua ra ngoài 15 đến 20 phút. Hoặc, cách nhanh hơn, là ngâm hộp sữa chua vào nước nóng khoảng 5 phút để nó bớt lạnh.
Phải giữ ấm cho cơ thể, bàn chân khi đi ngoài trời và trong lúc ngủ là đặc biệt cần thiết để tránh mắc cúm.
Đặc biệt các mẹ bầu nên tập thói quen giữ cho chân luôn được ấm bằng cách, bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và giữ ấm cổ khi đi ngủ. Khi ra đường vào sáng sớm hoặc chiều tối, chị em cũng cần giữ ấm cơ thể để luôn khỏe mạnh và tránh xa được cảm cúm.
Tỏi có công hiệu sát trùng mạnh, bất kể là ăn sống hay nấu chín, tỏi đều có tác dụng giữ ấm cho đường tiêu hóa, lưu thông khí huyết, chống lạnh bụng. Mỗi ngày các bà bầu chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản và lành tính.
Bạn cũng có thể giã nát tỏi rồi cho vào lọ nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào mũi nếu đang bị cảm cúm. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm hoặc cho nhiều hơn khi nấu các món cần tỏi để ăn kể cả khi chưa bị cúm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam đặc biệt cam sành chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa – có khả năng chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch.
Không chỉ có tác dụng chống cảm cúm, nước và vỏ cam còn chữa bệnh ho hiệu quả. Những cơn ho do cảm cúm trong thời kì bầu bí mang lại cảm giác khó chịu.
Luôn bịt khẩu trang khi ra ngoài bất kể trời lạnh hay nóng sẽ giúp bạn ngăn cản lượng đáng kể virus cúm xâm nhập qua đường hô hấp.
Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng…chính vì vậy loại gia vị này có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả.
Nếu không may mắc cúm bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất cho bà bầu là từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, tía tô ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được.
Trong sữa chua có probiotics giúp tập hợp các vi khuẩn có lợi trong dạ dày và ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, trong đó có bệnh cúm.
Các bà bầu không nên ăn sữa chua ngay khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh vì nó có thể khiến bạn bị viêm họng, cách tốt nhất là ăn sau khi bỏ sữa chua ra ngoài 15 đến 20 phút. Hoặc, cách nhanh hơn, là ngâm hộp sữa chua vào nước nóng khoảng 5 phút để nó bớt lạnh.