Vì nhiều lý do, không ít mẹ cho con ăn bột sớm, trước 6 tháng tuổi. Có người lại nhầm tưởng, ăn bột sớm sẽ khiến bé mau lớn, cứng cáp, bụ bẫm. Dù cho mẹ có cho con ăn đồ lỏng như nước cơm nước bột thì cũng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của con. Chính vì những hiểu lầm tai hại này, dẫn tới việc bé dễ mắc một số bệnh sau:Hấp thu kém. Thức ăn bổ sung thường là tinh bột. Để tiêu hóa tinh bột phải có men amylasa. Men này có rất ít ở tuyến nước bọt và tuyến tụy ở trẻ 3 tháng tuổi, chỉ bằng 10% so với người lớn. Việc cho trẻ ăn bột sớm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe của trẻ trong hiện tại và cả tương lai. Một nguy cơ có thể gặp khi ăn dặm quá sớm là tăng huyết áp. Trong sữa mẹ, hàm lượng natri thấp, khoảng 15 mg%, đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Khi ăn bổ sung, lượng natri đưa vào cơ thể tăng lên rất nhiều lần, đặc biệt là khi bà mẹ có thói quen ăn mặn. Đây là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh tăng huyết áp.Dị ứng thức ăn. Một nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ từ lúc mới sinh đến 3 tuổi cho thấy, ở những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và sau đó ăn bổ sung hợp lý, tỷ lệ bị eczema(bệnh chàm ngoài da) thấp hơn nhiều so với nhóm ăn bổ sung quá sớm.Thực tế, khi bé dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, và bé chỉ có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất thông qua sữa dạng lỏng. Vì thế, khi mẹ cho bé ăn dặm sớm thì có thể gây ra các triệu chứng bé khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá như táo bón… Bên cạnh đó, do hệ tiêu hoá của bé chưa sẵn sàng hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn đặc nên khi cho bé ăn dặm sớm, bé sẽ ít bú sữa lại và gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng thể bụ (béo phì nhưng vẫn suy dinh dưỡng).Vì các nguy cơ sức khoẻ khi cho bé ăn dặm sớm như trên, mẹ cần phải cẩn thận khi quyết định cho con ăn dặm nhé. Tốt nhất là mẹ nên kiên nhẫn đợi đến khi bé đủ 6 tháng tuổi thì hãy bắt đầu cho bé ăn dặm.
Vì nhiều lý do, không ít mẹ cho con ăn bột sớm, trước 6 tháng tuổi. Có người lại nhầm tưởng, ăn bột sớm sẽ khiến bé mau lớn, cứng cáp, bụ bẫm. Dù cho mẹ có cho con ăn đồ lỏng như nước cơm nước bột thì cũng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của con. Chính vì những hiểu lầm tai hại này, dẫn tới việc bé dễ mắc một số bệnh sau:
Hấp thu kém. Thức ăn bổ sung thường là tinh bột. Để tiêu hóa tinh bột phải có men amylasa. Men này có rất ít ở tuyến nước bọt và tuyến tụy ở trẻ 3 tháng tuổi, chỉ bằng 10% so với người lớn. Việc cho trẻ ăn bột sớm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe của trẻ trong hiện tại và cả tương lai.
Một nguy cơ có thể gặp khi ăn dặm quá sớm là tăng huyết áp. Trong sữa mẹ, hàm lượng natri thấp, khoảng 15 mg%, đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Khi ăn bổ sung, lượng natri đưa vào cơ thể tăng lên rất nhiều lần, đặc biệt là khi bà mẹ có thói quen ăn mặn. Đây là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh tăng huyết áp.
Dị ứng thức ăn. Một nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ từ lúc mới sinh đến 3 tuổi cho thấy, ở những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và sau đó ăn bổ sung hợp lý, tỷ lệ bị eczema(bệnh chàm ngoài da) thấp hơn nhiều so với nhóm ăn bổ sung quá sớm.
Thực tế, khi bé dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, và bé chỉ có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất thông qua sữa dạng lỏng. Vì thế, khi mẹ cho bé ăn dặm sớm thì có thể gây ra các triệu chứng bé khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá như táo bón…
Bên cạnh đó, do hệ tiêu hoá của bé chưa sẵn sàng hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn đặc nên khi cho bé ăn dặm sớm, bé sẽ ít bú sữa lại và gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng thể bụ (béo phì nhưng vẫn suy dinh dưỡng).
Vì các nguy cơ sức khoẻ khi cho bé ăn dặm sớm như trên, mẹ cần phải cẩn thận khi quyết định cho con ăn dặm nhé. Tốt nhất là mẹ nên kiên nhẫn đợi đến khi bé đủ 6 tháng tuổi thì hãy bắt đầu cho bé ăn dặm.