1. Đồ chơi gây tiếng ồn. Tiếng xe cứu hỏa với hàng loạt đèn nhấp nháy chỉ làm cha mẹ thêm đau đầu. Đứa bé nhà bạn chắc chắn sẽ phải chơi món đồ này hai giờ liên tục là ít nhất. 2. Đồ chơi với bộ cảm biến. Tránh xa loại đồ chơi này khỏi tay con bạn. Bạn sẽ không bao giờ có thể trốn được ra khỏi phòng con vì loại đồ chơi này có khả năng nhận biết âm thanh và nhiệt độ. 3. Đồ chơi thuộc một bộ hoặc một phần của bộ sưu tập. Bé của bạn sẽ đòi hỏi phần còn lại của món đồ trong bộ sưu tập. Kết quả là, bạn sẽ phải bổ sung số lượng đồ sộ còn lại. Một lần bạn đã chiều chuộng bé, lần sau bé sẽ mè nheo cái khác rất dễ dàng. 4. Đồ chơi nhỏ. Tuy những loại đồ này nhỏ, nhưng nếu chẳng may dẫm phải nó thì vết thương không nhỏ tí nào. Chúng thực sự khó phát hiện nếu bị che lấp, bạn không thể tìm và thu dọn hết những ngóc ngách trong nhà. Giả sử bé nhà bạn bỏ nó vào miệng, điều gì sẽ xảy ra? Tránh mua bất cứ cái gì nhỏ hơn bàn tay bạn. 5. Đồ chơi có thể dễ dàng tháo rời thành các những bộ phận. Đứa con hiếu động của bạn sẽ tháo nó ra và nhét khắp nơi như trò chơi trốn tìm. Có thể bé sẽ nghịch ngợm nhét nó vào khe cửa, ghế xe hơi hay thậm chí là máy giặt. 6. Đồ chơi vũ khí hoặc có thể trở thành vũ khí. Bao gồm những vật như bóng cứng, các khối gỗ, ô tô car tracks, búp bê có thể tháo rời. Nếu con bạn khăng khăng đòi chơi loại này, hãy giảng giải cho con về cách chơi thế nào để an toàn cho tất cả mọi người... 7. Đồ chơi bánh xe. Bé của bạn sẽ không thể chơi những món đồ này một mình, đồng nghĩa với việc sẽ phải có một người chơi với bé. Bạn có muốn bỏ những công việc bận rộn của mình để chơi cả ngày với bé không? Hơn nữa, những đồ chơi này sẽ khiến bé nhà bạn luôn phải cúi thấp để đẩy đồ chơi.8. Sách dành cho trẻ em dày và quá nhiều chữ. Trước khi bạn mua một cuốn sách dành cho trẻ em, hãy đọc qua nó trước, sau đó hãy tự hỏi mình có thể đọc nó ít nhất 10 lần một ngày trong hai tháng liên tiếp hay không. Nếu không, hãy thả trôi cuốn sách, nó chỉ tổ làm đau đầu con trẻ. 9. Đồ chơi đòi hỏi lắp ráp hoặc đồ chơi ghép hình nhiều miếng. Bạn đã bao giờ cố gắng lắp ráp một món đồ chơi có 22 bước với một đứa trẻ mới biết đi "giúp đỡ"? Những trang hướng dẫn sẽ chẳng có ích gì cho bé khi một tay lắp ráp, mắt nhìn ti vi. Tất nhiên không thể để tuổi thơ của con bị đánh mất nếu hạn chế đa số các loại đồ chơi. Vậy, hãy hiểu cá tính và sở thích của con để mua một món đồ chơi phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hướng dẫn bé chơi thế nào là "quy củ" nhất.
1. Đồ chơi gây tiếng ồn. Tiếng xe cứu hỏa với hàng loạt đèn nhấp nháy chỉ làm cha mẹ thêm đau đầu. Đứa bé nhà bạn chắc chắn sẽ phải chơi món đồ này hai giờ liên tục là ít nhất.
2. Đồ chơi với bộ cảm biến. Tránh xa loại đồ chơi này khỏi tay con bạn. Bạn sẽ không bao giờ có thể trốn được ra khỏi phòng con vì loại đồ chơi này có khả năng nhận biết âm thanh và nhiệt độ.
3. Đồ chơi thuộc một bộ hoặc một phần của bộ sưu tập. Bé của bạn sẽ đòi hỏi phần còn lại của món đồ trong bộ sưu tập. Kết quả là, bạn sẽ phải bổ sung số lượng đồ sộ còn lại. Một lần bạn đã chiều chuộng bé, lần sau bé sẽ mè nheo cái khác rất dễ dàng.
4. Đồ chơi nhỏ. Tuy những loại đồ này nhỏ, nhưng nếu chẳng may dẫm phải nó thì vết thương không nhỏ tí nào. Chúng thực sự khó phát hiện nếu bị che lấp, bạn không thể tìm và thu dọn hết những ngóc ngách trong nhà. Giả sử bé nhà bạn bỏ nó vào miệng, điều gì sẽ xảy ra? Tránh mua bất cứ cái gì nhỏ hơn bàn tay bạn.
5. Đồ chơi có thể dễ dàng tháo rời thành các những bộ phận. Đứa con hiếu động của bạn sẽ tháo nó ra và nhét khắp nơi như trò chơi trốn tìm. Có thể bé sẽ nghịch ngợm nhét nó vào khe cửa, ghế xe hơi hay thậm chí là máy giặt.
6. Đồ chơi vũ khí hoặc có thể trở thành vũ khí. Bao gồm những vật như bóng cứng, các khối gỗ, ô tô car tracks, búp bê có thể tháo rời. Nếu con bạn khăng khăng đòi chơi loại này, hãy giảng giải cho con về cách chơi thế nào để an toàn cho tất cả mọi người...
7. Đồ chơi bánh xe. Bé của bạn sẽ không thể chơi những món đồ này một mình, đồng nghĩa với việc sẽ phải có một người chơi với bé. Bạn có muốn bỏ những công việc bận rộn của mình để chơi cả ngày với bé không? Hơn nữa, những đồ chơi này sẽ khiến bé nhà bạn luôn phải cúi thấp để đẩy đồ chơi.
8. Sách dành cho trẻ em dày và quá nhiều chữ. Trước khi bạn mua một cuốn sách dành cho trẻ em, hãy đọc qua nó trước, sau đó hãy tự hỏi mình có thể đọc nó ít nhất 10 lần một ngày trong hai tháng liên tiếp hay không. Nếu không, hãy thả trôi cuốn sách, nó chỉ tổ làm đau đầu con trẻ.
9. Đồ chơi đòi hỏi lắp ráp hoặc đồ chơi ghép hình nhiều miếng. Bạn đã bao giờ cố gắng lắp ráp một món đồ chơi có 22 bước với một đứa trẻ mới biết đi "giúp đỡ"? Những trang hướng dẫn sẽ chẳng có ích gì cho bé khi một tay lắp ráp, mắt nhìn ti vi.
Tất nhiên không thể để tuổi thơ của con bị đánh mất nếu hạn chế đa số các loại đồ chơi. Vậy, hãy hiểu cá tính và sở thích của con để mua một món đồ chơi phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hướng dẫn bé chơi thế nào là "quy củ" nhất.