1. Đừng làm việc căng thẳng quá mức ảnh hưởng tới thai nhi. Não là cơ quan đầu tiên của trẻ bắt đầu hình thành trong bụng mẹ. Mẹ bầu căng thẳng kéo dài có thể gây ra một loạt các tác động bất lợi cho thai nhi. Em bé sinh ra có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và thậm chí trầm cảm khi ở tuổi thanh thiếu niên. Nếu người mẹ sắp sinh bị căng thẳng tột độ, não bộ của em bé sẽ không phát triển hết tiềm năng, điều này có thể gây ảnh hướng tới trí nhớ và khả năng học tập của bé.2. Không ăn thịt và hải sản sống vì con bạn có thể bị nhiễm khuẩn listeriosis. Việc bà bầu không ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là sau tháng thứ tư của thai kỳ, có thể dẫn đến việc sinh con kén ăn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi ăn một số loại thực phẩm có thể gây hại cho bạn (và con bạn) nhiều hơn lợi.Thịt và hải sản nấu chưa chín hoặc sống làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe ở trẻ sơ sinh, như các vấn đề về tim và thận, nhiễm trùng não và máu, sinh non và thậm chí sẩy thai. Ngoài ra, cách ăn cá sống quá nhiều có thể khiến con bạn tiếp xúc với lượng thủy ngân cao, có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực, thính giác và tổn thương não.3. Phơi bụng dưới ánh nắng để thai nhi có hệ xương khỏe mạnh. Khi mang thai tháng thứ 6, em bé mở mắt trong bụng mẹ. Và mặc dù chúng chỉ có thể nhìn thấy các vết mờ, nhưng chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên phơi bụng dưới ánh sáng mặt trời vì lúc này em bé có thể phản ứng với ánh sáng. Tuy nhiên, hãy hết sức cẩn thận vì nắng nóng quá mức có thể gây hại. Đó là lý do tại sao thời điểm thích hợp hơn để phơi bụng dưới ánh nắng là trước 10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều.4. Duy trì thói quen thể dục giúp tăng cường trí nhớ của con bạn. Tập thể dục khi mang thai có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn và cho cả con bạn. Hoạt động thể chất tích cực trong khi mang thai làm tăng 40% các tế bào thần kinh trong não của em bé chịu trách nhiệm ghi nhớ và học hỏi. Ngoài ra, những đứa trẻ mà mẹ có thói quen tập thể dục khi mang thai có khả năng có kỹ năng vận động tốt hơn những đứa trẻ có mẹ không tập thể dục.5. Xoa bóp bụng bầu có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của con bạn. Xoa bóp bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể khiến tình trạng ốm nghén của bạn trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, kể từ tháng thứ 4, bạn và chồng mình có thể xoa bụng bằng những cái chạm nhẹ nhàng để cả hai có thể gắn kết với em bé của mình.6. Không tiếp xúc với tiếng ồn lớn vì điều này có thể dẫn đến trẻ nhẹ cân. Thai nhi của bạn thích nghe nhạc. Điều này có thể làm tăng mức serotonin của bé và thậm chí tăng cường sự tập trung. Nhưng bạn nên nhớ giảm âm lượng. Thường xuyên để bụng của bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và thậm chí làm hỏng thính giác của trẻ.7. Nói chuyện với bụng bầu, em bé của bạn sẽ nhận ra giọng nói của bạn khi chào đời. Vào đầu tam cá nguyệt thứ ba, em bé bắt đầu phản ứng với giọng nói của mẹ. Trẻ sơ sinh bắt đầu học khi còn trong bụng mẹ và việc nói chuyện với trẻ sẽ kích thích sự phát triển ngôn ngữ. Đây là một cách khác để giúp bạn và chồng tạo ra một mối liên kết chặt chẽ với em bé trong bụng.8. Không dọn vệ sinh cho mèo vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng. Ôm ấp với mèo khi đang mang thai là an toàn, nhưng trong một số trường hợp, việc dọn dẹp vệ sinh cho chúng có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ và thậm chí là sẩy thai. Chất thải của mèo chứa đầy ký sinh trùng và vi khuẩn, trong đó, Toxoplasma gondii đặc biệt có hại cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Nếu em bé mắc phải nó, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.9. Không tắm xông hơi khô hoặc bồn tắm nước nóng vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Mặc dù ngồi trong phòng xông hơi khô và ngâm mình trong bồn nước nóng có thể là một cách thư giãn tốt, nhưng điều này có thể rất có hại cho các bà bầu và thai nhi của họ. Hai phương pháp thư giãn này có thể làm tăng khả năng sẩy thai và tăng khả năng bé bị dị tật bẩm sinh. Ảnh: BS.Mời độc giả theo dõi video "Kết hôn không sinh con: Có ích kỉ trong cuộc sống hiện đại?". Nguồn: VTV TSTC.
1. Đừng làm việc căng thẳng quá mức ảnh hưởng tới thai nhi. Não là cơ quan đầu tiên của trẻ bắt đầu hình thành trong bụng mẹ. Mẹ bầu căng thẳng kéo dài có thể gây ra một loạt các tác động bất lợi cho thai nhi. Em bé sinh ra có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và thậm chí trầm cảm khi ở tuổi thanh thiếu niên. Nếu người mẹ sắp sinh bị căng thẳng tột độ, não bộ của em bé sẽ không phát triển hết tiềm năng, điều này có thể gây ảnh hướng tới trí nhớ và khả năng học tập của bé.
2. Không ăn thịt và hải sản sống vì con bạn có thể bị nhiễm khuẩn listeriosis. Việc bà bầu không ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là sau tháng thứ tư của thai kỳ, có thể dẫn đến việc sinh con kén ăn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi ăn một số loại thực phẩm có thể gây hại cho bạn (và con bạn) nhiều hơn lợi.
Thịt và hải sản nấu chưa chín hoặc sống làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe ở trẻ sơ sinh, như các vấn đề về tim và thận, nhiễm trùng não và máu, sinh non và thậm chí sẩy thai. Ngoài ra, cách ăn cá sống quá nhiều có thể khiến con bạn tiếp xúc với lượng thủy ngân cao, có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực, thính giác và tổn thương não.
3. Phơi bụng dưới ánh nắng để thai nhi có hệ xương khỏe mạnh. Khi mang thai tháng thứ 6, em bé mở mắt trong bụng mẹ. Và mặc dù chúng chỉ có thể nhìn thấy các vết mờ, nhưng chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên phơi bụng dưới ánh sáng mặt trời vì lúc này em bé có thể phản ứng với ánh sáng. Tuy nhiên, hãy hết sức cẩn thận vì nắng nóng quá mức có thể gây hại. Đó là lý do tại sao thời điểm thích hợp hơn để phơi bụng dưới ánh nắng là trước 10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều.
4. Duy trì thói quen thể dục giúp tăng cường trí nhớ của con bạn. Tập thể dục khi mang thai có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn và cho cả con bạn. Hoạt động thể chất tích cực trong khi mang thai làm tăng 40% các tế bào thần kinh trong não của em bé chịu trách nhiệm ghi nhớ và học hỏi. Ngoài ra, những đứa trẻ mà mẹ có thói quen tập thể dục khi mang thai có khả năng có kỹ năng vận động tốt hơn những đứa trẻ có mẹ không tập thể dục.
5. Xoa bóp bụng bầu có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của con bạn. Xoa bóp bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể khiến tình trạng ốm nghén của bạn trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, kể từ tháng thứ 4, bạn và chồng mình có thể xoa bụng bằng những cái chạm nhẹ nhàng để cả hai có thể gắn kết với em bé của mình.
6. Không tiếp xúc với tiếng ồn lớn vì điều này có thể dẫn đến trẻ nhẹ cân. Thai nhi của bạn thích nghe nhạc. Điều này có thể làm tăng mức serotonin của bé và thậm chí tăng cường sự tập trung. Nhưng bạn nên nhớ giảm âm lượng. Thường xuyên để bụng của bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và thậm chí làm hỏng thính giác của trẻ.
7. Nói chuyện với bụng bầu, em bé của bạn sẽ nhận ra giọng nói của bạn khi chào đời. Vào đầu tam cá nguyệt thứ ba, em bé bắt đầu phản ứng với giọng nói của mẹ. Trẻ sơ sinh bắt đầu học khi còn trong bụng mẹ và việc nói chuyện với trẻ sẽ kích thích sự phát triển ngôn ngữ. Đây là một cách khác để giúp bạn và chồng tạo ra một mối liên kết chặt chẽ với em bé trong bụng.
8. Không dọn vệ sinh cho mèo vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng. Ôm ấp với mèo khi đang mang thai là an toàn, nhưng trong một số trường hợp, việc dọn dẹp vệ sinh cho chúng có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ và thậm chí là sẩy thai. Chất thải của mèo chứa đầy ký sinh trùng và vi khuẩn, trong đó, Toxoplasma gondii đặc biệt có hại cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Nếu em bé mắc phải nó, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
9. Không tắm xông hơi khô hoặc bồn tắm nước nóng vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Mặc dù ngồi trong phòng xông hơi khô và ngâm mình trong bồn nước nóng có thể là một cách thư giãn tốt, nhưng điều này có thể rất có hại cho các bà bầu và thai nhi của họ. Hai phương pháp thư giãn này có thể làm tăng khả năng sẩy thai và tăng khả năng bé bị dị tật bẩm sinh. Ảnh: BS.