Pha sữa theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa và dùng đúng muỗng sữa có trong hộp, không tự ý pha loãng quá hay đặc quá, không được cho thêm đường hoặc bất cứ loại thức ăn nào khác như nước cháo, nước cơm, trà dinh dưỡng… Vì nó sẽ phá vỡ tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong sữa và làm tổn thương hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ.Không pha sữa bằng nước quá nóng hay quá nguội. Pha sữa bằng nước quá nóng sẽ làm những vitamin nhóm B, lysin, axit folic….dễ bị hư hỏng, mà những chất này rất quan trọng với sự phát triển của bé. Còn nếu pha sữa với nước quá nguội sẽ làm sữa không tan hết, bị dính lại thành bình, bé sẽ không nhận được đủ số lượng cần thiết. Không nên sử dụng nước ép trái cây và sữa: protein trong sữa là chất cazein và whey protein, sữa có nồng độ PH 4.6, trong môi trường này lượng lớn cazein sẽ kết tủa, rất khó tiêu hóa, nghiêm trọng dẫn đến đau bụng đi ngoài. Vì vậy khi uống sữa không nên cho thêm các loại nước ép trái cây và các loại nước uống có tính chua khác. Không được hâm nóng sữa bằng lò vi sóng. Bạn không nên hâm sữa bằng lò vi sóng vì sức nóng của lò vi sóng không đều, có thể bình thì không quá nóng nhưng sữa thì đã rất nóng, nhiệt độ cao sẽ làm mất những chất dinh dưỡng của sữa. Để hâm sữa thì mình ngâm bình sữa vào một ca nước nóng, cách này mình thấy được. Không được dùng sữa thay nước để cho bé uống thuốc, không những làm giảm tác dụng của thuốc, mà còn tác hại đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, trước và sau khi uống thuốc 1 tiếng không nên uống sữa. Không cho bé uống sữa sau khi pha để quá 1 giờ. Bạn không nên cho bé uống phần sữa đã pha nhưng để quá 1 giờ. Vì sữa pha để lâu có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Bạn nên pha sữa và cho bé bú ngay, bỏ đi những phần sữa đã để quá 1 giờ. Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm nên khi mẹ muốn đổi sữa cho bé thì tuân theo nguyên tắc: mỗi ngày giảm một bữa sữa cũ và thay vào một bữa sữa mới, dần dần cho đến khi sữa mới thay thế hoàn toàn sữa cũ. Như vậy hệ tiêu hóa của trẻ không bị thay đổi đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Pha sữa theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa và dùng đúng muỗng sữa có trong hộp, không tự ý pha loãng quá hay đặc quá, không được cho thêm đường hoặc bất cứ loại thức ăn nào khác như nước cháo, nước cơm, trà dinh dưỡng… Vì nó sẽ phá vỡ tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong sữa và làm tổn thương hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ.
Không pha sữa bằng nước quá nóng hay quá nguội. Pha sữa bằng nước quá nóng sẽ làm những vitamin nhóm B, lysin, axit folic….dễ bị hư hỏng, mà những chất này rất quan trọng với sự phát triển của bé. Còn nếu pha sữa với nước quá nguội sẽ làm sữa không tan hết, bị dính lại thành bình, bé sẽ không nhận được đủ số lượng cần thiết.
Không nên sử dụng nước ép trái cây và sữa: protein trong sữa là chất cazein và whey protein, sữa có nồng độ PH 4.6, trong môi trường này lượng lớn cazein sẽ kết tủa, rất khó tiêu hóa, nghiêm trọng dẫn đến đau bụng đi ngoài. Vì vậy khi uống sữa không nên cho thêm các loại nước ép trái cây và các loại nước uống có tính chua khác.
Không được hâm nóng sữa bằng lò vi sóng. Bạn không nên hâm sữa bằng lò vi sóng vì sức nóng của lò vi sóng không đều, có thể bình thì không quá nóng nhưng sữa thì đã rất nóng, nhiệt độ cao sẽ làm mất những chất dinh dưỡng của sữa. Để hâm sữa thì mình ngâm bình sữa vào một ca nước nóng, cách này mình thấy được.
Không được dùng sữa thay nước để cho bé uống thuốc, không những làm giảm tác dụng của thuốc, mà còn tác hại đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, trước và sau khi uống thuốc 1 tiếng không nên uống sữa.
Không cho bé uống sữa sau khi pha để quá 1 giờ. Bạn không nên cho bé uống phần sữa đã pha nhưng để quá 1 giờ. Vì sữa pha để lâu có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Bạn nên pha sữa và cho bé bú ngay, bỏ đi những phần sữa đã để quá 1 giờ.
Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm nên khi mẹ muốn đổi sữa cho bé thì tuân theo nguyên tắc: mỗi ngày giảm một bữa sữa cũ và thay vào một bữa sữa mới, dần dần cho đến khi sữa mới thay thế hoàn toàn sữa cũ. Như vậy hệ tiêu hóa của trẻ không bị thay đổi đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.