Nghiên cứu cho thấy, những em bé được ăn sáng đầy đủ vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn so với những em bé cùng trang lứa mà không có đủ thời gian cho một bữa sáng nghiêm chỉnh. Bữa sáng cung cấp năng lượng dồi dào khiến các em có tinh thần sảng khoái và giúp tiếp thu học tập tốt hơn. 1. Không để thức ăn qua đêm. Nhiều mẹ có thói quen tiết kiệm thời gian bằng cách làm bữa sáng từ tối hôm trước. Tuy nhiên, thức ăn để qua đêm, đặc biệt là rau củ có thể sản sinh ra chất nitric gây ung thư có hại cho sức khỏe của bé. 2. Ăn quá vội vàng. Không hiếm gặp những đứa trẻ vừa trên đường đến trường vừa ăn sáng. Bữa ăn sáng vội vàng như thế này vô cùng bất lợi cho tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Chưa kể đến việc đi đường bụi bẩn bám vào thức ăn bất lợi như thế nào. 3. Ăn thức ăn nhanh và đồ chiên rán. Thực phẩm chiên rán và thức ăn nhanh có hàm lượng mỡ cao ngấm dầu rất khó tiêu hóa, sau khi chiên các chất dinh dưỡng trong nó bị phá vỡ rất nhiều. Nếu uống kèm thêm với sữa có nhiều chất béo sẽ tạo thành bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo cao quá mức. Trẻ ăn dạng thực phẩm này không hề có lợi cho sức khỏe. 4. Tùy theo từng độ tuổi mà mẹ sẽ phân chia bữa sáng phù hợp cho con. Đối với trẻ từ 1 đến 10 tuổi, những năm đầu đời rất quan trọng. Mẹ cần bổ sung nhiều protein và can xi để tăng chiều cao và thể lực. Hạn chế trẻ ở tuổi này ăn đồ chứa nhiều đường và dầu mỡ để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các vấn đề về răng. Mẹ nên cho bé ăn bánh quy thay bánh mì và thay sữa bằng các loại nước trái cây để giúp trẻ hào hứng hơn với bữa sáng.Trẻ từ 10 đến 15 tuổi. Bữa sáng giai đoạn này phải đảm bảo đầy đủ các nhóm vitamin A, C, can xi để cung cấp nhiệt lượng cho sự phát triền về chiều cao, thể lực và trí tuệ của trẻ. Tuổi này, bữa sáng mẹ đã có thể cho con uống 1 ly sữa, ăn rau xanh hoa quả và tinh bột như bánh mì, bánh bao hoặc các loại giàu carbonhydrat.
Nghiên cứu cho thấy, những em bé được ăn sáng đầy đủ vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn so với những em bé cùng trang lứa mà không có đủ thời gian cho một bữa sáng nghiêm chỉnh. Bữa sáng cung cấp năng lượng dồi dào khiến các em có tinh thần sảng khoái và giúp tiếp thu học tập tốt hơn.
1. Không để thức ăn qua đêm. Nhiều mẹ có thói quen tiết kiệm thời gian bằng cách làm bữa sáng từ tối hôm trước. Tuy nhiên, thức ăn để qua đêm, đặc biệt là rau củ có thể sản sinh ra chất nitric gây ung thư có hại cho sức khỏe của bé.
2. Ăn quá vội vàng. Không hiếm gặp những đứa trẻ vừa trên đường đến trường vừa ăn sáng. Bữa ăn sáng vội vàng như thế này vô cùng bất lợi cho tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Chưa kể đến việc đi đường bụi bẩn bám vào thức ăn bất lợi như thế nào.
3. Ăn thức ăn nhanh và đồ chiên rán. Thực phẩm chiên rán và thức ăn nhanh có hàm lượng mỡ cao ngấm dầu rất khó tiêu hóa, sau khi chiên các chất dinh dưỡng trong nó bị phá vỡ rất nhiều.
Nếu uống kèm thêm với sữa có nhiều chất béo sẽ tạo thành bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo cao quá mức. Trẻ ăn dạng thực phẩm này không hề có lợi cho sức khỏe.
4. Tùy theo từng độ tuổi mà mẹ sẽ phân chia bữa sáng phù hợp cho con. Đối với trẻ từ 1 đến 10 tuổi, những năm đầu đời rất quan trọng. Mẹ cần bổ sung nhiều protein và can xi để tăng chiều cao và thể lực.
Hạn chế trẻ ở tuổi này ăn đồ chứa nhiều đường và dầu mỡ để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các vấn đề về răng. Mẹ nên cho bé ăn bánh quy thay bánh mì và thay sữa bằng các loại nước trái cây để giúp trẻ hào hứng hơn với bữa sáng.
Trẻ từ 10 đến 15 tuổi. Bữa sáng giai đoạn này phải đảm bảo đầy đủ các nhóm vitamin A, C, can xi để cung cấp nhiệt lượng cho sự phát triền về chiều cao, thể lực và trí tuệ của trẻ. Tuổi này, bữa sáng mẹ đã có thể cho con uống 1 ly sữa, ăn rau xanh hoa quả và tinh bột như bánh mì, bánh bao hoặc các loại giàu carbonhydrat.