Kem chống nắng từ cây. Nếu đã có cơ hội đi du lịch Myanmar hay xem những bức ảnh về phụ nữ Myanmar, chắc chắn có lần bạn nhìn thấy những khuôn mặt với những vệt trắng như vẽ lên bằng sơn. Đó là “mỹ phẩm” đặc hiệu Myanmar. Thanakha là tên của một loại cây họ gỗ, được coi là đặc sản của đất nước, và được trồng rất nhiều. Khi chế biến bột Thanakha, người ta cắt thân cây thành các khúc và mài vào miếng đá có thấm nước. Phần bột được mài ra này sẽ được sử dụng để bôi lên da mặt. Người Myanmar dùng Thanakha như một thứ kem đa dụng, có đủ mọi tác dụng: chống nắng, trang điểm, dưỡng da ngày và đêm. Tại bãi biển thuộc Thanh Đảo, Trung Quốc, những chiếc mặt nạ này không hề bị coi là quái dị, thậm chí nó còn tạo nên xu hướng trong việc làm đẹp của phụ nữ trung niên nơi đây. Những người phụ nữ sử dụng chúng vì mục đích chống nắng tác động vào da mặt, cổ, bảo vệ nước khỏi lọt vào tai khi tắm biển.Mặt nạ được làm từ chất liệu nilong, chống thấm nước, có rất nhiều màu sắc để lựa chọn. Nó bao trùm kín cả khuôn mặt từ cổ cho tới đỉnh đầu của người sử dụng, chỉ để lộ ra hai con mắt, miệng và lỗ mũi mà thôi. Trước khi có kem chống nắng, phụ nữ những năm 1940 khá ưa chuộng mẫu áo choàng chống nắng có hình thù kín mít phủ toàn bộ đầu và thân trên. Ngoài ra, chiếc áo choàng này còn đính kèm sẵn một chiếc kính râm bên trong. Chiếc mũ của phụ nữ thời xưa có tác dụng chống nắng. Phụ nữ Nhật Bản đeo khẩu trang y tế chống nắng. Người dân Iran, đặc biệt là phụ nữ khi ra đường cũng thường xuyên quấn khăn và đeo những chiếc mặt nạ mặt nạ làm bằng vải thô hoặc nhung được thêu đính cầu kỳ che kín gần hết mặt. Điều này không chỉ là cách ăn mặc theo quy định của đạo Hồi mà để giúp họ tránh được sức nóng hừng hực của không khí đổ lửa tại vùng Trung Đông khắc nghiệt.
Kem chống nắng từ cây. Nếu đã có cơ hội đi du lịch Myanmar hay xem những bức ảnh về phụ nữ Myanmar, chắc chắn có lần bạn nhìn thấy những khuôn mặt với những vệt trắng như vẽ lên bằng sơn. Đó là “mỹ phẩm” đặc hiệu Myanmar.
Thanakha là tên của một loại cây họ gỗ, được coi là đặc sản của đất nước, và được trồng rất nhiều. Khi chế biến bột Thanakha, người ta cắt thân cây thành các khúc và mài vào miếng đá có thấm nước. Phần bột được mài ra này sẽ được sử dụng để bôi lên da mặt. Người Myanmar dùng Thanakha như một thứ kem đa dụng, có đủ mọi tác dụng: chống nắng, trang điểm, dưỡng da ngày và đêm.
Tại bãi biển thuộc Thanh Đảo, Trung Quốc, những chiếc mặt nạ này không hề bị coi là quái dị, thậm chí nó còn tạo nên xu hướng trong việc làm đẹp của phụ nữ trung niên nơi đây. Những người phụ nữ sử dụng chúng vì mục đích chống nắng tác động vào da mặt, cổ, bảo vệ nước khỏi lọt vào tai khi tắm biển.
Mặt nạ được làm từ chất liệu nilong, chống thấm nước, có rất nhiều màu sắc để lựa chọn. Nó bao trùm kín cả khuôn mặt từ cổ cho tới đỉnh đầu của người sử dụng, chỉ để lộ ra hai con mắt, miệng và lỗ mũi mà thôi.
Trước khi có kem chống nắng, phụ nữ những năm 1940 khá ưa chuộng mẫu áo choàng chống nắng có hình thù kín mít phủ toàn bộ đầu và thân trên. Ngoài ra, chiếc áo choàng này còn đính kèm sẵn một chiếc kính râm bên trong.
Chiếc mũ của phụ nữ thời xưa có tác dụng chống nắng.
Phụ nữ Nhật Bản đeo khẩu trang y tế chống nắng.
Người dân Iran, đặc biệt là phụ nữ khi ra đường cũng thường xuyên quấn khăn và đeo những chiếc mặt nạ mặt nạ làm bằng vải thô hoặc nhung được thêu đính cầu kỳ che kín gần hết mặt.
Điều này không chỉ là cách ăn mặc theo quy định của đạo Hồi mà để giúp họ tránh được sức nóng hừng hực của không khí đổ lửa tại vùng Trung Đông khắc nghiệt.