Giảm cân. Chất béo trong quả cóc là loại chất béo có lợi cho cơ thể nên sẽ không có vấn đề nguy cơ béo phì khi ăn và ới lượng đường tự nhiên ít, chất xơ và protein cao, quả cóc còn là loại trái cây lý tưởng trong những thực đơn ăn kiêng giảm cân. Không chỉ được sử dụng tươi sống mà còn có thể chế biến thành nững món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác. Ngoài ra, chất xơ nhiều sẽ giúp cho bạn no lâu hơn bình thường nên bạn sẽ giảm lượng thức ăn sau đó. Mặc dù có công dụng giảm cân, nhưng quả cóc vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, chất đạm và sắt giúp da dẻ hồng hào hơn. Là loại trái cây có vị chua chua ngọt ngọt nên ít gây ngán đối với nguồi thưởng thức. Bạn nên bổ sung cóc trong thực đơn ăn kiêng của mình thêm phong phú để giảm cân hiệu quả hơn nhé. Ít calo không lo béo bụng. 100g thịt trái cóc chỉ cung cấp khoảng 29 calo cho cơ thể. Nếu so sánh với xoài thì 100g thịt xoài chứa tới 64 calo. Như vậy, trái cóc có thể làm thỏa mãn sở thích ăn vặt của bạn, giúp duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể mà không phải lo lắng chuyện tăng cân.Nhiều chất sắt giúp da dẻ hồng hào. Một phần ăn gồm 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu thì nên thường xuyên bổ sung nhiều sắt từ trái cóc. Dồi dào vitamin C chống lão hóa. Một khẩu phần gồm 100g trái cóc có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin C là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, quả cóc còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác như kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một lại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn. Trị cảm cúm, đau họng. Trong 100g thịt của loại quả này chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt nên cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm. Bên cạnh đó, khi nhai thật kỹ quả cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng hoặc chỉ cần chấm cóc với muối, nhai thật kỹ, nuốt từ từ sẽ hết đau họng. Trị tiêu chảy. Từ lâu vỏ cây cóc được dùng làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy. Hiện, Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ sắc uống. Lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750ml nước còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, sẽ giảm nhanh bệnh tiêu chảy.
Giảm cân. Chất béo trong quả cóc là loại chất béo có lợi cho cơ thể nên sẽ không có vấn đề nguy cơ béo phì khi ăn và ới lượng đường tự nhiên ít, chất xơ và protein cao, quả cóc còn là loại trái cây lý tưởng trong những thực đơn ăn kiêng giảm cân. Không chỉ được sử dụng tươi sống mà còn có thể chế biến thành nững món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác.
Ngoài ra, chất xơ nhiều sẽ giúp cho bạn no lâu hơn bình thường nên bạn sẽ giảm lượng thức ăn sau đó. Mặc dù có công dụng giảm cân, nhưng quả cóc vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, chất đạm và sắt giúp da dẻ hồng hào hơn. Là loại trái cây có vị chua chua ngọt ngọt nên ít gây ngán đối với nguồi thưởng thức. Bạn nên bổ sung cóc trong thực đơn ăn kiêng của mình thêm phong phú để giảm cân hiệu quả hơn nhé.
Ít calo không lo béo bụng. 100g thịt trái cóc chỉ cung cấp khoảng 29 calo cho cơ thể. Nếu so sánh với xoài thì 100g thịt xoài chứa tới 64 calo. Như vậy, trái cóc có thể làm thỏa mãn sở thích ăn vặt của bạn, giúp duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể mà không phải lo lắng chuyện tăng cân.
Nhiều chất sắt giúp da dẻ hồng hào. Một phần ăn gồm 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu thì nên thường xuyên bổ sung nhiều sắt từ trái cóc.
Dồi dào vitamin C chống lão hóa. Một khẩu phần gồm 100g trái cóc có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin C là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, quả cóc còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác như kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một lại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn.
Trị cảm cúm, đau họng. Trong 100g thịt của loại quả này chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt nên cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm. Bên cạnh đó, khi nhai thật kỹ quả cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng hoặc chỉ cần chấm cóc với muối, nhai thật kỹ, nuốt từ từ sẽ hết đau họng.
Trị tiêu chảy. Từ lâu vỏ cây cóc được dùng làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy. Hiện, Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ sắc uống. Lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750ml nước còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, sẽ giảm nhanh bệnh tiêu chảy.