Việc trang điểm đầu tiên bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại. Bằng chứng là, khi khai quật nhiều ngôi mộ thời bấy giờ, có chôn cùng những hộp trang điểm và dụng cụ trang điểm. Nữ hoàng Cleopatra có công đầu trong việc sử dụng son môi có màu sắc được chế từ bọ cánh cứng trong khi những phụ nữ thường dân khác lại sử dụng bột đất sét để tô màu môi. Đáng chú ý là, thời đó người ta đã biết kẻ mắt bằng một loại hỗn hợp kim loại, chì, đồng, tro và quả hạnh nhân cháy. Họ bôi hỗn hợp này quanh mắt để tránh ánh nắng mặt trời trên sa mạc khô cháy và bệnh truyền nhiễm. Họ còn quan niệm trang điểm như vậy sẽ tránh được con mắt dòm ngó của quỷ thần. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại thì phủ khuôn mặt của mình bằng bột làm từ khoáng sản. Họ rất ưa chuộng màu trắng nhạt, chỉ gái mại dâm và phụ nữ tầng lớp thấp mới đánh màu sắc lên môi, má hay mắt. Phụ nữ thời này cũng dùng bôi một hỗn hợp giấm có tên gọi là ceruse lên mặt, cổ và ngực. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh dẫn đầu trang điểm theo phong cách này và nó được phổ biến qua nhiều thế kỷ.Tuy vậy, ngày nay các nhà khoa học tìm ra rằng, sử dụng nhiều ceruse có thể gây ra chứng rụng tóc và tê liệt cơ bắp bởi lượng chì có trong ceruse quá nhiều. Cuối những năm 1800, mốt chụp ảnh chân dung trở nên phổ biến. Họ muốn lưu giữ tuổi thanh xuân của mình và trang điểm là tất yếu. Gương soi cũng phổ biến rộng rãi vào thời gian này do thói quen trang điểm. Tuy nhiên, đóng vai trò chính của sự phát triển mỹ phẩm lại là do sự hóa trang của các diễn viên thời bấy giờ. Họ phải trang điểm thật đậm để những khán giả ngồi ở hàng ghế cuối cùng cũng nhìn được rõ. Vào khoảng năm 1850, tất cả những khái niệm và quan điểm về trang điểm cũng như làm đẹp bắt đầu thay đổi. Các nguyên liệu như chì hay phẩm đỏ được cho là gây ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe. Đến năm 1914, Max Factor, người sáng tạo ra tóc giả cho các hãng phim Hollywood, chế tạo ra phấn trang điểm dạng cứng. Loại phấn này rất được ưa chuộng với các ngôi sao trên màn ảnh và ngoài đời. Nó đánh dấu thành công lớn trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Sau đó, ông tiếp tục tạo ra son bóng và bút kẻ lông mày. Những năm này, Factor bắt tay với chị em Williams và Mabel thành lập công ty mỹ phẩm Maybeline nổi tiếng ngày nay. Họ đã nghĩ ra cách làm cho lông mi trông nổi bật hơn bằng hỗn hợp dầu nhớt và bụi than sau đó phát triển công thức nước chải mi thành công.Năm 1950, son môi càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi, màu son đỏ dần trở thành biểu tượng của sự gợi cảm. Chị em học tập Marilyn Monroe, Rita Hayworth, Ava Gardner, Elizabeth Taylor… tô màu môi này. Độ phổ cập của son môi ở phụ nữ Mỹ có giai đoạn lên đến 98%.Từ đó đến giờ, công nghệ trang điểm liên tục thay đổi đa dạng và ngày càng được nâng cao. Nhờ vào việc “make up”, mọi phụ nữ ở các tầng lớp đều có thể thông qua đó thể hiện bản thân mình.
Việc trang điểm đầu tiên bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại. Bằng chứng là, khi khai quật nhiều ngôi mộ thời bấy giờ, có chôn cùng những hộp trang điểm và dụng cụ trang điểm.
Nữ hoàng Cleopatra có công đầu trong việc sử dụng son môi có màu sắc được chế từ bọ cánh cứng trong khi những phụ nữ thường dân khác lại sử dụng bột đất sét để tô màu môi.
Đáng chú ý là, thời đó người ta đã biết kẻ mắt bằng một loại hỗn hợp kim loại, chì, đồng, tro và quả hạnh nhân cháy. Họ bôi hỗn hợp này quanh mắt để tránh ánh nắng mặt trời trên sa mạc khô cháy và bệnh truyền nhiễm. Họ còn quan niệm trang điểm như vậy sẽ tránh được con mắt dòm ngó của quỷ thần.
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại thì phủ khuôn mặt của mình bằng bột làm từ khoáng sản. Họ rất ưa chuộng màu trắng nhạt, chỉ gái mại dâm và phụ nữ tầng lớp thấp mới đánh màu sắc lên môi, má hay mắt.
Phụ nữ thời này cũng dùng bôi một hỗn hợp giấm có tên gọi là ceruse lên mặt, cổ và ngực. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh dẫn đầu trang điểm theo phong cách này và nó được phổ biến qua nhiều thế kỷ.
Tuy vậy, ngày nay các nhà khoa học tìm ra rằng, sử dụng nhiều ceruse có thể gây ra chứng rụng tóc và tê liệt cơ bắp bởi lượng chì có trong ceruse quá nhiều.
Cuối những năm 1800, mốt chụp ảnh chân dung trở nên phổ biến. Họ muốn lưu giữ tuổi thanh xuân của mình và trang điểm là tất yếu. Gương soi cũng phổ biến rộng rãi vào thời gian này do thói quen trang điểm.
Tuy nhiên, đóng vai trò chính của sự phát triển mỹ phẩm lại là do sự hóa trang của các diễn viên thời bấy giờ. Họ phải trang điểm thật đậm để những khán giả ngồi ở hàng ghế cuối cùng cũng nhìn được rõ.
Vào khoảng năm 1850, tất cả những khái niệm và quan điểm về trang điểm cũng như làm đẹp bắt đầu thay đổi. Các nguyên liệu như chì hay phẩm đỏ được cho là gây ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe.
Đến năm 1914, Max Factor, người sáng tạo ra tóc giả cho các hãng phim Hollywood, chế tạo ra phấn trang điểm dạng cứng. Loại phấn này rất được ưa chuộng với các ngôi sao trên màn ảnh và ngoài đời. Nó đánh dấu thành công lớn trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Sau đó, ông tiếp tục tạo ra son bóng và bút kẻ lông mày.
Những năm này, Factor bắt tay với chị em Williams và Mabel thành lập công ty
mỹ phẩm Maybeline nổi tiếng ngày nay. Họ đã nghĩ ra cách làm cho lông mi trông nổi bật hơn bằng hỗn hợp dầu nhớt và bụi than sau đó phát triển công thức nước chải mi thành công.
Năm 1950, son môi càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi, màu son đỏ dần trở thành biểu tượng của sự gợi cảm. Chị em học tập Marilyn Monroe, Rita Hayworth, Ava Gardner, Elizabeth Taylor… tô màu môi này. Độ phổ cập của son môi ở phụ nữ Mỹ có giai đoạn lên đến 98%.
Từ đó đến giờ, công nghệ trang điểm liên tục thay đổi đa dạng và ngày càng được nâng cao. Nhờ vào việc “make up”, mọi phụ nữ ở các tầng lớp đều có thể thông qua đó thể hiện bản thân mình.