Bến xe phía Nam TP Đà Nẵng được xây dựng tại thôn Quá Giang 2 (xã Hòa Phước, huyện Hoà Vang), với diện tích 6,3ha. (Ảnh: Vietnamnet).Công trình do Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư xây dựng theo chủ trương quy hoạch hóa xã hội hóa, với tổng mức đầu tư gần 130 tỷ đồng. (Ảnh: VietnamFinace).Tháng 9/2012, bến xe phía Nam TP Đà Nẵng được khai trương đi vào hoạt động, năng lực khai thác lên đến 800 - 1.000 lượt xe xuất bến/ngày. (Ảnh: CAND).Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân và vướng mắc về quy hoạch phân luồng, phân tuyến vận tải nên gần 10 năm qua, bến xe này gần như bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng, lãng phí tài sản và đất đai. (Ảnh: Vietnamnet).Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai phải chạy vạy cầu cứu khắp nơi, gửi hàng loạt đơn thư, văn bản kiến nghị đến các cấp địa phương, trung ương để được phân định luồng tuyến theo quy hoạch, triển khai hoạt động... nhưng bất thành. (Ảnh: Nhà đầu tư).Các hạng mục tại bến xe 130 tỷ đồng như cửa, ghế ngồi, quầy bán vé, tường phía bên trong bị hỏng, thấm dột, xuống cấp, bụi bám đầy. (Ảnh: Vietnamnet).Do công trình không hoạt động cho nên diện tích đất còn lại phía trước cổng xuất hiện cỏ dại mọc cao hơn đầu người. Hệ thống phòng điều hành, phòng y tế… đóng cửa. (Ảnh: Vietnamnet).Một số hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Dân Việt).Trong khuôn viên, có một số xe buýt, xe container đỗ đậu và một số doanh nghiệp thuê mặt bằng tập kết hàng hoá. (Ảnh: Dân Việt).Ông Phạm Lợi - Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải và Quản lý Bến xe Đà Nẵng, xác nhận với báo chí đơn vị đang quản lý giúp bến xe phía Nam. Vì không có xe hoạt động nên bến xe phía Nam chỉ có 3 người chịu trách nhiệm trông coi ở đây. (Ảnh: VietnamFinace).Bến xe gần 130 tỷ đồng ở Đà Nẵng bỏ hoang 10 năm. (Ảnh: Dân Việt).
Bến xe phía Nam TP Đà Nẵng được xây dựng tại thôn Quá Giang 2 (xã Hòa Phước, huyện Hoà Vang), với diện tích 6,3ha. (Ảnh: Vietnamnet).
Công trình do Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư xây dựng theo chủ trương quy hoạch hóa xã hội hóa, với tổng mức đầu tư gần 130 tỷ đồng. (Ảnh: VietnamFinace).
Tháng 9/2012, bến xe phía Nam TP Đà Nẵng được khai trương đi vào hoạt động, năng lực khai thác lên đến 800 - 1.000 lượt xe xuất bến/ngày. (Ảnh: CAND).
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân và vướng mắc về quy hoạch phân luồng, phân tuyến vận tải nên gần 10 năm qua, bến xe này gần như bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng, lãng phí tài sản và đất đai. (Ảnh: Vietnamnet).
Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai phải chạy vạy cầu cứu khắp nơi, gửi hàng loạt đơn thư, văn bản kiến nghị đến các cấp địa phương, trung ương để được phân định luồng tuyến theo quy hoạch, triển khai hoạt động... nhưng bất thành. (Ảnh: Nhà đầu tư).
Các hạng mục tại bến xe 130 tỷ đồng như cửa, ghế ngồi, quầy bán vé, tường phía bên trong bị hỏng, thấm dột, xuống cấp, bụi bám đầy. (Ảnh: Vietnamnet).
Do công trình không hoạt động cho nên diện tích đất còn lại phía trước cổng xuất hiện cỏ dại mọc cao hơn đầu người. Hệ thống phòng điều hành, phòng y tế… đóng cửa. (Ảnh: Vietnamnet).
Một số hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Dân Việt).
Trong khuôn viên, có một số xe buýt, xe container đỗ đậu và một số doanh nghiệp thuê mặt bằng tập kết hàng hoá. (Ảnh: Dân Việt).
Ông Phạm Lợi - Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải và Quản lý Bến xe Đà Nẵng, xác nhận với báo chí đơn vị đang quản lý giúp bến xe phía Nam. Vì không có xe hoạt động nên bến xe phía Nam chỉ có 3 người chịu trách nhiệm trông coi ở đây. (Ảnh: VietnamFinace).
Bến xe gần 130 tỷ đồng ở Đà Nẵng bỏ hoang 10 năm. (Ảnh: Dân Việt).