Cuối tháng 6, đầu tháng 7 là thời điểm mùa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chín rộ.Người dân trồng vải thiều ở Lục Ngạn năm nay lại thu hoạch ước tính gần trăm nghìn tấn. Vụ mùa thường diễn ra trong một tháng.Anh Hoàng Văn Thanh phấn khởi khi vải năm nay được mùa. Vườn nhà anh với 5ha, trồng vải theo tiêu chuẩn xuất Nhật Bản. Những ngày qua, anh và mọi người trong gia đình phải dậy sớm đi hái, vận chuyển đến giữa trưa để kịp sơ chế và đóng gói.Vải sau khi thu hoạch từ vườn tập trung chủ yếu tại phố Kim và thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn. Đây được coi như một địa điểm trung chuyển giúp thương lái tới lấy hàng và chở đi mọi miền.Quốc lộ 31 những ngày này ngập tràn sắc vải. Một phần vải thiều sẽ được bán ở trong nước thông qua các thương lái nhỏ lẻ. Số còn lại được tuyển chọn kỹ càng đưa đi xuất khẩu.Riêng vải xuất khẩu được thu gom trong kho lớn. Trước đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động giao thương, thu hoạch gặp không ít khó khăn, các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản đã phải tìm cách tháo gỡ.Năm nay, phía Trung Quốc thực hiện kiểm dịch rất gắt gao, gồm cả kiểm dịch thực vật và kiểm dịch Covid-19 dẫn đến chậm tiến độ thông quan tại cửa khẩu. Nước này không khống chế lượng hàng Việt Nam đưa sang bao nhiêu xe mà phụ thuộc vào năng lực kiểm dịch của cả hai bên.Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn, vụ vải thiều năm nay dự kiến sản lượng quả tươi đạt khoảng 95.000 tấn, trong đó, vải chín sớm khoảng 21.000 tấn, vải chính vụ khoảng 74.000 tấn. Tính trên tổng toàn tỉnh này ước đạt 180.000 tấn, trong đó, vải sớm khoảng 60.000 tấn, vải chính vụ khoảng 120.000 tấn.Những ngày này, cây cầu phao Tòng Lệnh bắc qua sông Lục Nam (xã Trường Giang, huyện Lục Nam) gánh hàng nghìn chiếc xe máy chở vải đi qua. Không khí khá nhộn nhịp, khẩn trương.Toàn huyện có khoảng 16.000ha vải thiều, trong đó, hơn 12.000ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu); gần 500ha xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, EU; 100% diện tích vải của huyện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.Hiện giá bán vải ở Lục Ngạn khá cao và ổn định. Đến nay, huyện đã tiêu thụ hàng chục nghìn tấn, giá dao động từ 18.000 đến 35.000 đồng/kg, cao hơn so với năm 2021.
Võ ViệtNăm nay vải thiều được mùa trúng giá, một buổi sáng hái vải u hồng người trồng thu ngay 25 triệu đồng. Còn khoảng 40 tấn vải thiều muộn cách đây vài ngày đã có doanh nghiệp vào tận vườn bao mua.
Cuối tháng 6, đầu tháng 7 là thời điểm mùa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chín rộ.
Người dân trồng vải thiều ở Lục Ngạn năm nay lại thu hoạch ước tính gần trăm nghìn tấn. Vụ mùa thường diễn ra trong một tháng.
Anh Hoàng Văn Thanh phấn khởi khi vải năm nay được mùa. Vườn nhà anh với 5ha, trồng vải theo tiêu chuẩn xuất Nhật Bản. Những ngày qua, anh và mọi người trong gia đình phải dậy sớm đi hái, vận chuyển đến giữa trưa để kịp sơ chế và đóng gói.
Vải sau khi thu hoạch từ vườn tập trung chủ yếu tại phố Kim và thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn. Đây được coi như một địa điểm trung chuyển giúp thương lái tới lấy hàng và chở đi mọi miền.
Quốc lộ 31 những ngày này ngập tràn sắc vải. Một phần vải thiều sẽ được bán ở trong nước thông qua các thương lái nhỏ lẻ. Số còn lại được tuyển chọn kỹ càng đưa đi xuất khẩu.
Riêng vải xuất khẩu được thu gom trong kho lớn. Trước đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động giao thương, thu hoạch gặp không ít khó khăn, các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản đã phải tìm cách tháo gỡ.
Năm nay, phía Trung Quốc thực hiện kiểm dịch rất gắt gao, gồm cả kiểm dịch thực vật và kiểm dịch Covid-19 dẫn đến chậm tiến độ thông quan tại cửa khẩu. Nước này không khống chế lượng hàng Việt Nam đưa sang bao nhiêu xe mà phụ thuộc vào năng lực kiểm dịch của cả hai bên.
Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn, vụ vải thiều năm nay dự kiến sản lượng quả tươi đạt khoảng 95.000 tấn, trong đó, vải chín sớm khoảng 21.000 tấn, vải chính vụ khoảng 74.000 tấn. Tính trên tổng toàn tỉnh này ước đạt 180.000 tấn, trong đó, vải sớm khoảng 60.000 tấn, vải chính vụ khoảng 120.000 tấn.
Những ngày này, cây cầu phao Tòng Lệnh bắc qua sông Lục Nam (xã Trường Giang, huyện Lục Nam) gánh hàng nghìn chiếc xe máy chở vải đi qua. Không khí khá nhộn nhịp, khẩn trương.
Toàn huyện có khoảng 16.000ha vải thiều, trong đó, hơn 12.000ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu); gần 500ha xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, EU; 100% diện tích vải của huyện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Hiện giá bán vải ở Lục Ngạn khá cao và ổn định. Đến nay, huyện đã tiêu thụ hàng chục nghìn tấn, giá dao động từ 18.000 đến 35.000 đồng/kg, cao hơn so với năm 2021.
Võ Việt
Năm nay vải thiều được mùa trúng giá, một buổi sáng hái vải u hồng người trồng thu ngay 25 triệu đồng. Còn khoảng 40 tấn vải thiều muộn cách đây vài ngày đã có doanh nghiệp vào tận vườn bao mua.