Những cột trụ rau cao lừng lững tới gần 2m trên sân thượng được phủ kín bằng các loại rau xanh um tùm đã mang lại thành tích đáng nể: 1m2 thu 40kg rau sạch cho "ông bố của năm" ở Lê Thị Hồng, phường 17, Gò Vấp, TP.HCM.
Năm 2016, khi vợ mang bầu, anh Trương Bình Sơn bắt đầu tìm hiểu, quan tâm tới việc trồng vườn rau sạch. Ban đầu, anh nghiên cứu về các hình thức trồng trọt phù hợp với điều kiện nhà phố và túi tiền, trong đó anh đặc biệt ấn tượng với mô hình khí canh.
Sân thượng nhà anh Sơn rộng 21 m² nhưng diện tích vườn chỉ chiếm 10 m².
Khi trồng cây dạng này, rễ cây nằm hoàn toàn trong các hốc đặt trên trụ cao. Muối khoáng được bơm hẹn giờ từ bồn dung dịch đặt ở đáy trụ, phun lên trên, tới các hốc cây rồi chảy ngược về bồn. Anh Sơn cho biết, đây cũng được gọi là mô hình thủy canh trụ đứng hồi lưu.
Chia sẻ với PV, anh Sơn nói: "Đây là mô hình tôi làm demo cho các vườn công nghiệp, nhưng lại thích hợp cho các gia đình có ít không gian trồng. Bốn trụ cao 1,7m với hơn 200 hốc xài cùng 1 bồn dung dịch và là cái chân giữ vững trụ, năng suất mỗi trụ tùy loại rau vào khoảng 100gram -200gram. Các loại cây trồng chung này có nồng độ chất dung dịch khí canh gần bằng nhau".
Anh Sơn cho biết, các loại rau thông thường như rau muống sẽ mất khoảng 20 ngày để thu hoạch, rau cải mất khoảng 25 ngày.
Mỗi loại có thời gian thu hoạch khác nhau, nhưng theo thực nghiệm của anh Sơn, rau trồng bằng mô hình khí canh có thể giúp rút ngắn khoảng 30% thời gian thu hoạch so với các cách trồng khác. Với vườn rau trên sân thượng, mỗi 1m 2 anh Sơn có thể thu hoạch từ 20 kg đến 40 kg rau sạch.
Mô hình không giống ai nên khi bắt đầu làm vườn từ tháng 3 năm ngoái, anh Sơn gặp rất nhiều khó khăn do phải tự tay "chế" mọi thiết bị với nguồn vốn eo hẹp.
Một bộ dụng cụ để trồng rau theo mô hình khí canh như trên sẽ hết khoảng hơn 2,5 triệu đồng - anh Sơn cho biết.
Nhưng hơn ai hết, chủ vườn rau khí canh luôn cảm thấy rất hài lòng vì sau khi lắp đặt xong, mô hình thích hợp với những người "siêu lười" như anh.
Trong suốt quá trình canh tác, anh Sơn tuyệt nhiên không cần sử dụng đất, xơ dừa, không gây ẩm, nặng sân thượng. Hạt được gieo bên ngoài trên lớp mút dày cho tới khi có 3-4 lá.
Sau đó, cây được cho vào các hốc, phát triển không cần sự chăm sóc vì có hệ thống khí canh tự chạy hoàn toàn. Anh Sơn lắp thêm phao tự động để bù lại lượng nước hao hụt. Nhờ vậy, anh không cần lo tưới nước, cải tạo đất, bón phân, nhổ cỏ...
Để đối phó với các loại sâu bệnh, anh Sơn mắc màn bao phủ các trụ cây. Với các loại củ quả, thời gian canh tác rút ngắn hơn khoảng 30% so với thông thường.
Anh Sơn cũng cho biết thêm, sau khi cho cây con vào hốc của từng trụ thì hệ thống tự chạy hoàn toàn. Anh không cần lo về các vấn đề thời tiết như mưa, nắng, gió, bão, tưới tiêu, bón phân, cải tạo đất, sâu bướm, chiḿ, nhổ cỏ hay trồng cây làm bẩn sàn sân thượng. Hơn nữa, theo nghiên cứu của các giáo sư người Mỹ, trồng rau quả theo mô hình này có thể trồng được tất cả các loại cây thân thảo. Vì vậy, dù thời tiết ở TP.HCM khá nắng nóng nhưng anh vẫn trồng được su hào, dâu tây, cà rốt...
Bên cạnh đó, phương pháp trồng rau theo mô hình khí canh hơn hẳn trồng thổ canh ở điểm, khí canh có thể trồng nhiều cây ở 1 hốc. Ví dụ rau muống, mồng tơi, rau dền, rau đay, rau cần… có thể bó nhiều gốc vào với nhau và trồng vào 1 hốc, cây vẫn phát triển tươi tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên, với thổ canh thì các loại rau lại cần trồng cách xa nhau mới đảm bảo đủ độ thoáng và dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
Để có được vườn rau sạch trên sân thượng bằng mô hình khí canh tự chế này, chi phi ban đầu không nhiều. Anh Sơn mua vật liệu về làm với chi phí khoảng 1,8 triệu đồng cho 1 trụ, 10m2 anh làm 10 trụ, thêm 1 triệu tiền mua máy hẹn thời gian, bút đo TDS, PH, EC, dây điện, ổ cắm. Tiền điện mỗi tháng cho 1 trụ là 15.000 đồng, tiền dung dịch khoáng tự pha 50.000 đồng/trụ/ tháng. Khi mất điện, để hệ thống hoạt động tốt, anh Sơn thường chuyển qua máy phát điện mini hoặc UPS.
Không phụ công người chăm sóc, sản lượng thu hoạch của anh nông dân phố này rất đáng nể, tính trên m2 khá lớn. Sau một tháng đầu tiên trồng, anh Sơn thu hoạch được 9 kg cải từ một trụ rau. Có đợt thu hoạch nhiều, anh biếu rau cho cả xóm.
Chia sẻ về những dự định trong thời gian sắp tới, anh Sơn cho hay: "Tôi dự tính thí nghiệm các mô hình khác đẹp và mang nhiều tính năng hơn và rẻ hơn để phục vụ nhu cầu vườn rau xanh, thực phẩm sạch, không gian đẹp của thị trường thành phố".
Những cột trụ rau cao lừng lững tới gần 2m trên sân thượng được phủ kín bằng các loại rau xanh um tùm đã mang lại thành tích đáng nể: 1m2 thu 40kg rau sạch cho "ông bố của năm" ở Lê Thị Hồng, phường 17, Gò Vấp, TP.HCM.
Năm 2016, khi vợ mang bầu, anh Trương Bình Sơn bắt đầu tìm hiểu, quan tâm tới việc trồng vườn rau sạch. Ban đầu, anh nghiên cứu về các hình thức trồng trọt phù hợp với điều kiện nhà phố và túi tiền, trong đó anh đặc biệt ấn tượng với mô hình khí canh.
Sân thượng nhà anh Sơn rộng 21 m² nhưng diện tích vườn chỉ chiếm 10 m².
Khi trồng cây dạng này, rễ cây nằm hoàn toàn trong các hốc đặt trên trụ cao. Muối khoáng được bơm hẹn giờ từ bồn dung dịch đặt ở đáy trụ, phun lên trên, tới các hốc cây rồi chảy ngược về bồn. Anh Sơn cho biết, đây cũng được gọi là mô hình thủy canh trụ đứng hồi lưu.
Chia sẻ với PV, anh Sơn nói: "Đây là mô hình tôi làm demo cho các vườn công nghiệp, nhưng lại thích hợp cho các gia đình có ít không gian trồng. Bốn trụ cao 1,7m với hơn 200 hốc xài cùng 1 bồn dung dịch và là cái chân giữ vững trụ, năng suất mỗi trụ tùy loại rau vào khoảng 100gram -200gram. Các loại cây trồng chung này có nồng độ chất dung dịch khí canh gần bằng nhau".
Anh Sơn cho biết, các loại rau thông thường như rau muống sẽ mất khoảng 20 ngày để thu hoạch, rau cải mất khoảng 25 ngày.
Mỗi loại có thời gian thu hoạch khác nhau, nhưng theo thực nghiệm của anh Sơn, rau trồng bằng mô hình khí canh có thể giúp rút ngắn khoảng 30% thời gian thu hoạch so với các cách trồng khác. Với vườn rau trên sân thượng, mỗi 1m 2 anh Sơn có thể thu hoạch từ 20 kg đến 40 kg rau sạch.
Mô hình không giống ai nên khi bắt đầu làm vườn từ tháng 3 năm ngoái, anh Sơn gặp rất nhiều khó khăn do phải tự tay "chế" mọi thiết bị với nguồn vốn eo hẹp.
Một bộ dụng cụ để trồng rau theo mô hình khí canh như trên sẽ hết khoảng hơn 2,5 triệu đồng - anh Sơn cho biết.
Nhưng hơn ai hết, chủ vườn rau khí canh luôn cảm thấy rất hài lòng vì sau khi lắp đặt xong, mô hình thích hợp với những người "siêu lười" như anh.
Trong suốt quá trình canh tác, anh Sơn tuyệt nhiên không cần sử dụng đất, xơ dừa, không gây ẩm, nặng sân thượng. Hạt được gieo bên ngoài trên lớp mút dày cho tới khi có 3-4 lá.
Sau đó, cây được cho vào các hốc, phát triển không cần sự chăm sóc vì có hệ thống khí canh tự chạy hoàn toàn. Anh Sơn lắp thêm phao tự động để bù lại lượng nước hao hụt. Nhờ vậy, anh không cần lo tưới nước, cải tạo đất, bón phân, nhổ cỏ...
Để đối phó với các loại sâu bệnh, anh Sơn mắc màn bao phủ các trụ cây. Với các loại củ quả, thời gian canh tác rút ngắn hơn khoảng 30% so với thông thường.
Anh Sơn cũng cho biết thêm, sau khi cho cây con vào hốc của từng trụ thì hệ thống tự chạy hoàn toàn. Anh không cần lo về các vấn đề thời tiết như mưa, nắng, gió, bão, tưới tiêu, bón phân, cải tạo đất, sâu bướm, chiḿ, nhổ cỏ hay trồng cây làm bẩn sàn sân thượng. Hơn nữa, theo nghiên cứu của các giáo sư người Mỹ, trồng rau quả theo mô hình này có thể trồng được tất cả các loại cây thân thảo. Vì vậy, dù thời tiết ở TP.HCM khá nắng nóng nhưng anh vẫn trồng được su hào, dâu tây, cà rốt...
Bên cạnh đó, phương pháp trồng rau theo mô hình khí canh hơn hẳn trồng thổ canh ở điểm, khí canh có thể trồng nhiều cây ở 1 hốc. Ví dụ rau muống, mồng tơi, rau dền, rau đay, rau cần… có thể bó nhiều gốc vào với nhau và trồng vào 1 hốc, cây vẫn phát triển tươi tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên, với thổ canh thì các loại rau lại cần trồng cách xa nhau mới đảm bảo đủ độ thoáng và dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
Để có được vườn rau sạch trên sân thượng bằng mô hình khí canh tự chế này, chi phi ban đầu không nhiều. Anh Sơn mua vật liệu về làm với chi phí khoảng 1,8 triệu đồng cho 1 trụ, 10m2 anh làm 10 trụ, thêm 1 triệu tiền mua máy hẹn thời gian, bút đo TDS, PH, EC, dây điện, ổ cắm. Tiền điện mỗi tháng cho 1 trụ là 15.000 đồng, tiền dung dịch khoáng tự pha 50.000 đồng/trụ/ tháng. Khi mất điện, để hệ thống hoạt động tốt, anh Sơn thường chuyển qua máy phát điện mini hoặc UPS.
Không phụ công người chăm sóc, sản lượng thu hoạch của anh nông dân phố này rất đáng nể, tính trên m2 khá lớn. Sau một tháng đầu tiên trồng, anh Sơn thu hoạch được 9 kg cải từ một trụ rau. Có đợt thu hoạch nhiều, anh biếu rau cho cả xóm.
Chia sẻ về những dự định trong thời gian sắp tới, anh Sơn cho hay: "Tôi dự tính thí nghiệm các mô hình khác đẹp và mang nhiều tính năng hơn và rẻ hơn để phục vụ nhu cầu vườn rau xanh, thực phẩm sạch, không gian đẹp của thị trường thành phố".