Dự án Công viên hồ điều hòa Khu đô thị phía Tây Nam Hà Nội thuộc địa phận 2 phường Trung Hòa và Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Có mặt tiếp giáp với 2 đường thuộc khu đô thị là đường Vũ Phạm Hàm và Nguyễn Chánh, được coi là lá phổi xanh của phía Tây Nam TP Hà Nội.
Được biết, dự án này do Công ty TNHH VNT làm chủ đầu tư. Trên website của Công ty CP tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) cũng có giới thiệu đây là dự án mà tập đoàn này hợp tác đầu tư với Công ty TNHH VNT (chủ đầu tư).
Theo thông tin giới thiệu của Ocean Group, dự án có vị trí đắc địa ở phía Tây TP Hà Nội, có diện tích 112.410m2, tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 1.600 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1, đã được cấp phép xây dựng đối với phần công viên.
Theo tìm hiểu, dự án Công viên hồ điều hòa Tây Nam Hà Nội (còn gọi công viên hồ điều hòa Nam Trung Yên) phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) được UBND quận Cầu Giấy ký Quyết định số 1650/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án vào năm 2009.
Đến năm 2010, UBND TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư số 01121000777 cho Công ty TNHH VNT để thực hiện dự án công viên hồ điều hòa tại ô đất B14, Nam Trung Yên (phường Trung Hòa) và dự kiến dự án sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2016, nhưng đến nay dự án vẫn “đắp chiếu”. Hiện tại dự án được quây tôn kín mít, không có hoạt động đầu tư xây dựng nào diễn ra. Xung quanh dự án trở thành nơi đốt rác gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường. Một số nơi trở thành bãi đổ rác, chất thải đủ các loại. Cổng vào dự án trên đường Nguyễn Chánh luôn đóng chặt, tấm biển thông tin dự án với tên chủ đầu tư đã bị rách nát tơi tả, không rõ hình dạng. Hiện trạng dự án vẫn chỉ là bãi đất trống ngổn ngang. Bên trong dự án cây cối, cỏ mọc um tùm. Nhiều diện tích đất trong dự án được người dân tận dụng trồng rau, trồng chuối.Thông báo của Công ty TNHH VNT (chủ đầu tư) bên ngoài dự án yêu cầu dừng hoạt động và di dời toàn bộ những trang thiết bị, vật tư… có liên quan đang sử dụng trái phép tại dự án. Chưa rõ khi nào dự án công viên hồ điều hòa nghìn tỷ có thể triển khai xây dựng lại?
Dự án Công viên hồ điều hòa Khu đô thị phía Tây Nam Hà Nội thuộc địa phận 2 phường Trung Hòa và Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Có mặt tiếp giáp với 2 đường thuộc khu đô thị là đường Vũ Phạm Hàm và Nguyễn Chánh, được coi là lá phổi xanh của phía Tây Nam TP Hà Nội.
Được biết, dự án này do Công ty TNHH VNT làm chủ đầu tư. Trên website của Công ty CP tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) cũng có giới thiệu đây là dự án mà tập đoàn này hợp tác đầu tư với Công ty TNHH VNT (chủ đầu tư).
Theo thông tin giới thiệu của Ocean Group, dự án có vị trí đắc địa ở phía Tây TP Hà Nội, có diện tích 112.410m2, tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 1.600 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1, đã được cấp phép xây dựng đối với phần công viên.
Theo tìm hiểu, dự án Công viên hồ điều hòa Tây Nam Hà Nội (còn gọi công viên hồ điều hòa Nam Trung Yên) phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) được UBND quận Cầu Giấy ký Quyết định số 1650/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án vào năm 2009.
Đến năm 2010, UBND TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư số 01121000777 cho Công ty TNHH VNT để thực hiện dự án công viên hồ điều hòa tại ô đất B14, Nam Trung Yên (phường Trung Hòa) và dự kiến dự án sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2016, nhưng đến nay dự án vẫn “đắp chiếu”.
Hiện tại dự án được quây tôn kín mít, không có hoạt động đầu tư xây dựng nào diễn ra.
Xung quanh dự án trở thành nơi đốt rác gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường.
Một số nơi trở thành bãi đổ rác, chất thải đủ các loại.
Cổng vào dự án trên đường Nguyễn Chánh luôn đóng chặt, tấm biển thông tin dự án với tên chủ đầu tư đã bị rách nát tơi tả, không rõ hình dạng.
Hiện trạng dự án vẫn chỉ là bãi đất trống ngổn ngang.
Bên trong dự án cây cối, cỏ mọc um tùm.
Nhiều diện tích đất trong dự án được người dân tận dụng trồng rau, trồng chuối.
Thông báo của Công ty TNHH VNT (chủ đầu tư) bên ngoài dự án yêu cầu dừng hoạt động và di dời toàn bộ những trang thiết bị, vật tư… có liên quan đang sử dụng trái phép tại dự án.
Chưa rõ khi nào dự án công viên hồ điều hòa nghìn tỷ có thể triển khai xây dựng lại?