Dẫn chúng tôi đi thăm vườn dổi, ông Giang luôn cảm thấy tự hào vì mình là người đầu tiên của đất Mường dám bỏ cả 2ha đất đẹp ra để trồng dổi. Ngày đầu ông cuốc đất, đào hố đặt cây, ai cũng cho ông là không hợp thời. Bởi lẽ, trong khi nhà nhà đổ xô trồng cam, trồng bưởi đỏ xứ Mường, thu tiền tỷ mỗi năm, ông lại đi trồng dổi.Ông Giang lại có suy nghĩ rất khác, ông cho rằng, cây dổi có giá trị riêng của nó, không phải ai cũng nhìn ra. Cây dổi vốn là một loài gỗ quý, thớ mịn, không cong vênh và có mùi thơm, chỉ có người giàu mới dám dùng đồ mộc gỗ dổi như cửa, tủ, bàn ghế và làm phản. Hạt dổi nướng than giã nhỏ trộn muối, làm món chấm thịt gà, thịt lợn hoặc nấu canh canh cá măng chua là món ăn độc đáo của người dân vùng Tây Bắc. Và do nhu cầu của thị trường ẩm thực trong nước, hạt dổi thơm dùng làm gia vị mấy năm nay rất có giá. Hơn nữa, giờ nhà nước đã đóng cửa rừng, sau 10-15 năm, mỗi cây dổi trị giá hơn cả cây vàng.Hiện ông Giang đã trồng được 300 cây dổi (cả dổi ghép và dổi gieo hạt). "Trồng dổi ghép sau 3 năm cho thu hoạch. Dổi ươm hạt phải 7 năm cây mới bói. Năm nay vườn dổi của tôi đã bói quả. Từ năm sau, mỗi cây dổi tôi chỉ cần thu 2-3kg hạt, với giá bán 2 triệu đồng/kg thì một cây dổi ăn dứt cây cam mà lại nhàn hạ, không mất công chăm sóc", ông Giang cho biết.Sau 7 năm vun trồng, cây dổi nào trong vườn của ông Giang cũng nhanh lớn. Gốc cây to bằng cái thùng gánh nước, thân cao 10-15m. Nom chúng như những cái ô khổng lồ giữa trời. Nhiều cây đã bắt đầu cho quả. Sự "liều lĩnh" của ông Giang đã bắt đầu mang lại quả ngọt.Vườn dổi 300 cây của ông Giang năm nay bắt đầu bói quả.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn dổi, ông Giang luôn cảm thấy tự hào vì mình là người đầu tiên của đất Mường dám bỏ cả 2ha đất đẹp ra để trồng dổi. Ngày đầu ông cuốc đất, đào hố đặt cây, ai cũng cho ông là không hợp thời. Bởi lẽ, trong khi nhà nhà đổ xô trồng cam, trồng bưởi đỏ xứ Mường, thu tiền tỷ mỗi năm, ông lại đi trồng dổi.
Ông Giang lại có suy nghĩ rất khác, ông cho rằng, cây dổi có giá trị riêng của nó, không phải ai cũng nhìn ra. Cây dổi vốn là một loài gỗ quý, thớ mịn, không cong vênh và có mùi thơm, chỉ có người giàu mới dám dùng đồ mộc gỗ dổi như cửa, tủ, bàn ghế và làm phản. Hạt dổi nướng than giã nhỏ trộn muối, làm món chấm thịt gà, thịt lợn hoặc nấu canh canh cá măng chua là món ăn độc đáo của người dân vùng Tây Bắc. Và do nhu cầu của thị trường ẩm thực trong nước, hạt dổi thơm dùng làm gia vị mấy năm nay rất có giá. Hơn nữa, giờ nhà nước đã đóng cửa rừng, sau 10-15 năm, mỗi cây dổi trị giá hơn cả cây vàng.
Hiện ông Giang đã trồng được 300 cây dổi (cả dổi ghép và dổi gieo hạt). "Trồng dổi ghép sau 3 năm cho thu hoạch. Dổi ươm hạt phải 7 năm cây mới bói. Năm nay vườn dổi của tôi đã bói quả. Từ năm sau, mỗi cây dổi tôi chỉ cần thu 2-3kg hạt, với giá bán 2 triệu đồng/kg thì một cây dổi ăn dứt cây cam mà lại nhàn hạ, không mất công chăm sóc", ông Giang cho biết.
Sau 7 năm vun trồng, cây dổi nào trong vườn của ông Giang cũng nhanh lớn. Gốc cây to bằng cái thùng gánh nước, thân cao 10-15m. Nom chúng như những cái ô khổng lồ giữa trời. Nhiều cây đã bắt đầu cho quả. Sự "liều lĩnh" của ông Giang đã bắt đầu mang lại quả ngọt.
Vườn dổi 300 cây của ông Giang năm nay bắt đầu bói quả.